Bí ẩn thiết kế nhà hát cổ đại Hy Lạp La Mã

Điều gì khiến các công trình nhà hát cổ Hy Lạp- La Mã vẫn còn nhiều sức hút lẫn những bí ẩn khiến chúng ta tò mò muốn khám phá. Ngoài các giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật ra, những công trình này còn đem đến sự tinh khiết và tối ưu nhất về mặt công năng sử dụng. Qua đó cách sử lý về việc truyền tải âm thanh từ nghệ sĩ biểu diển đến với khán giả đã đạt mức tối ưu gần như hoàn hoản. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một vài khía cạnh về thiết kế của các công trình nhà hát cổ đại này nhé.

{tocify} $title={Nội Dung Chính}

Mô hình thiết kế nhà hát cổ đại Hy Lạp La Mã
Amphitheatre - Nhà Hát Hy Lạp/ La Mã cổ đại làm bất ngờ các nhà khoa học cho đến tận ngày hôm nay với những bí ẩn thiết kế vọng âm đỉnh cao. 


Hoàn cảnh ra đời

Để phục vụ cho đời sống ấm no, hạnh phúc của các công dân La Mã. Bên cạnh phát đồ ăn miễn phí hàng ngày, nhà cầm quyền La Mã còn cho xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ khác nhau như Đấu Trường Giác Đấu, Trường Đua Xe Tứ Mã, Thư Viện, Nhà Tắm Nước Nóng,... ở khắp nơi trong Đế Chế phục vụ nhu cầu giải trí của người dân...

Trong đó Nhà hát ca - kịch La Mã là kiệt tác chứng minh sự tài hoa của các Kiến Trúc Sư cổ đại đã để lại cho nhân loại sau này.

Trong khi người dân Trung Quốc đến tận thời Thanh vẫn phải trả giá vé khá cao cho mỗi lần xem Hý Kịch (sạp chỉ phục vụ được vài chục quan khách), thì trước đó 2000 năm, các công dân Hy Lạp/ La Mã đã có thể được xem kịch, nghe hát hằng ngày mà không cần lo nghĩ ảnh hưởng đến miếng ăn. 1 trong các nguyên nhân là đến tận thời Thanh, người Trung Hoa vẫn không có những công trình nhà hát bằng đá lớn có khả năng vọng âm phục vụ hàng vạn người như người Hy Lạp/ La Mã cổ đại, mà thay vào đó là các công trình nhà hát bằng gỗ với quy mô và kích thước nhỏ hơn nhiều.


Khung cảnh một vở nhạc kịch của Hy Lạp với các diễn viên đeo mặt nạ để hóa thân vào nhân vật. Điều này khá tương đồng với Hí Kịch của châu Á


Khả năng xử lý âm học hoàn hảo

Thiết kế Nhà Hát có khả năng vọng âm ban đầu của người Hy Lạp phát minh ra vào thế kỷ 5 trước công nguyên. Sau khi chinh phục được Hy Lạp, các kỹ sư La Mã học theo và xây dựng những nhà hát thế này ở khắp nơi trong đế chế.

Nhà hát không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc, xem kịch mà còn được dùng làm nơi thực hiện các buổi lễ thờ cúng thần linh, truyền bá tư tưởng của các Triết Gia, thông báo của chính quyền và cũng được sử dụng như một nơi để chữa bệnh. Vì người ta tin rằng việc xem các buổi biểu diễn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.

Đây là những Nhà Hát hoàn hảo về mặt âm học và thẩm mỹ. Chỉ cần đứng trên sân khấu, bạn thả 1 đồng xu xuống sàn là khoảng 1,5-3 vạn người (tùy kích cỡ rạp hát) trên khán đài sẽ cùng nghe thấy. Tuy nhiên nếu đứng trên khán đài mà hò hét, chưa chắc đã có ai ở xa nghe thấy bạn nói gì. Những viên đá được chọn lọc kỹ lưỡng làm chất liệu xây dựng cùng kỹ thuật thiết kế là bí quyết khuếch đại âm thanh của những nhà hát này.

Theo lý giải gần đây của một số nhà khoa học, sự xắp xếp các hàng ghế ngồi theo bậc thang với các vòng tròn đồng tâm cách đều sân khấu là cấu trúc hoàn hảo cho việc lọc âm, khử nhiễu các âm thanh tần số thấp (là thành phần chính của tiếng ồn nền trong nhà hát), đồng thời khuếch đại giọng có tần số cao của diễn viên.

Những vở kịch ưa thích của dân chúng thời cổ đại là: Cuộc chiến thành Troy, Hành trình trở về của Odyssey, các câu chuyện về các anh hùng, thần thoại Hy Lạp,...

Mỗi vở kịch đều được biên kịch kỹ lưỡng cả về nội dung cũng như lời thoại, trong các cảnh chiến trận hay lãng mạn cao trào đều có nhạc nền soạn từ các ca khúc cổ điển du dương chơi bởi cả dàn nhạc sáo bạc, đàn hạc (harp), kèn đồng,... sau sân khấu.


Một di tích còn sót lại của nhà hát cổ đại Hy Lạp La Mã
Một di tích còn sót lại của nhà hát cổ đại Hy Lạp La Mã


Không chỉ có ý nghĩa về mặt dân sự, các nhà hát như thế này cũng có ứng dụng to lớn trong quân sự. Tướng lĩnh La Mã có thể trực tiếp khích lệ tinh thần, truyền bá tư tưởng, chiến thuật tác chiến của mình cho hàng vạn binh sĩ trước khi ra trận. Từ đó có thể nâng cao sĩ khí, khả năng phối hợp, liên kết giữa các đơn vị ngoài chiến trường.

Và rất có thể đây cũng là 1 trong những bí quyết làm nên sức mạnh to lớn của quân đội La Mã cổ đại.

1 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Tuy mỗi trường phái nghệ thuật mỗi bên nó có nét độc đáo riêng. Nhưng riêng mình lại có cảm giác nghệ thuật của phương Tây từ thời cổ đại nó mang nét thực tế và logic khoa học hơn, trong khi của phương Đông nó thiên về huyền huyền ảo ảo mông lung theo kiểu ước lệ, thậm chí còn theo thiên hướng luận như là kinh dịch ấy.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn