![]() |
Phối cảnh cầu Cần Giờ nhìn từ dưới lòng sông lên |
Dự án cầu Cần Giờ nối giữa hai huyện Cần Giờ và Nhà Bè (TP HCM) sẽ được xây dựng ngay vị trí phà Bình Khánh hiện hữu, góp phần tăng tốc và phát triển Cần Giờ lên một tầm cao mới.
Điều mà nhiều bạn thắc mắc đó là kiểu dáng và mô hình của cây cầu như thế nào? Và đó cũng chính là điểm độc đáo nhất của cây cầu này với thiết kế dạng dây văng một trụ tháp, mang hình tượng cây Đước - đặc trưng của huyện đảo phía Nam Thành Phố.
{tocify}
Phần thủy không bên dưới khá lớn lên đến 55 mét sẽ giúp cho việc đi lại của các con thuyền cỡ lớn được thuận lợi. Điều mà các cây cầu kiểu kết cấu truyền thống không có được.
Biểu tượng cây Đước- Cần Giờ
![]() |
Cây Đước , đặc trưng cho huyện đảo được lấy làm ý tưởng chính để thiết kế cầu |
Ngoài ra phần lan can của cầu cũng được thiết kế theo hình tượng sóng biển, với các trụ đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng rừng Đước, thiết kế ý tưởng chiếu sáng nghệ thuật cho cầu Cần Giờ.
Các ảnh mô hình thiết kế cầu
![]() |
Lan can của cầu cũng được thiết kế theo hình tượng sóng biển, với các trụ đèn chiếu sáng lấp lánh khá đẹp và ấn tượng vào ban đêm |
![]() |
Cầu được thiết kế dạng dây văng một trụ tháp, mang hình tượng cây Đước - đặc trưng của huyện đảo phía Nam Thành Phố. |
![]() |
Phối cảnh 6 làn xe của cầu Cần Giờ |
Thông tin chính
Nằm trên tuyến đường 7,4 km, cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m.
Cầu có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ). Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ, sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220 KV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.
Trụ cầu thiết kế điệu quá nhỉ...Hy vọng mình sẽ thấy được biểu tượng này sớm thôi để về Cần Giờ chơi nhé.
Trả lờiXóa