Kinh thành Huế và việc dời đô có một không hai của triều Nguyễn

Nhiều người cho rằng Kinh Thành Huế xưa không xứng đáng là một Kinh Đô của cả đất nước bởi nhiều yếu tố về vị trí địa lý, phong thủy, thời tiết...Vậy chúng ta thử tìm hiểu thực hư của điều này là như thế nào nhé.


Hình chụp toàn cảnh Ngọ Môn, cửa chính của kinh thành Huế
Hình chụp toàn cảnh Ngọ Môn, cửa chính của kinh thành Huế. 


 1. Chọn nơi làm kinh đô:

Việc chọn kinh đô trước giờ luôn được coi là 1 việc làm vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định tới vận mệnh của đất nước, qua đó ta cũng có thể 1 phần nào đánh giá tầm nhìn xa trông rộng của vị vua đó như thế nào?. 

Dưới đây là 1 số điển hình tiêu biểu của việc dời đô. 

- Đinh Bộ Lĩnh : Việc chọn kinh đô tại Hoa Lư :

~ Hoa lư là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa hơn nữa là biển cả,...Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa. Hơn nữa, Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh. 

- Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La sau đổi thành Thăng Long :

~ Với tầm nhìn của ông , sau khi ổn định triều chính , ông đã đưa ra 1 quyết định táo bạo đó là ban "Chiếu dời đô " ra Đại La sau đổi thành Thăng Long. 

~ Bằng cái nhìn sáng suốt của mình , ông nhận ra rằng : đất Hoa Lư trong mấy mươi năm , với địa thế núi non hiểm trở , đã giúp nhà Đinh , Tiền Lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược nhưng nay nhận thấy rằng đất nước đã thái bình, vùng đất này không còn phù hợp. Sau đó bày tỏ ý kiến của mình về việc dời đô đầy thuyết phục bằng các lí lẽ khác nhau: Đại La là vùng đất " ở vào nơi trung tâm của khu vực đất trời , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam,  Bắc, Đông,  Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Mảnh đất này rộng và bằng phẳng , cao mà thoáng, người dân khỏi phải chịu cảnh lụt lội, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. "

~ Nhà vua không tự ý chuyển dời, mà còn hỏi lại ý kiến các đại thần :"các khanh nghĩ thế nào " Qua 1 câu nói Lý Công Uẩn không chỉ có cách nhìn xa trông rộng, đầy sự sáng suốt mà còn là 1 người vừa có tài vừa có đức không ỷ mình là vua mà bắt quyền thần tuân chỉ, ông còn muốn tôn trọng quyền dân chủ của tất cả mọi người. Đúng thế vậy sau khi trên dưới đều cho là thuận,  Lý Công Uẩn liền dời đô ra Đại La sau đổi thành Thăng Long , mở ra kỷ nguyên hưng vượng cho đất nước và triều đại nhà Lý tồn tại tới 219 năm. 

Sở dĩ mình phải nói tới 2 luận điểm trên để cho mọi người thấy rằng rời đô trước giờ luôn là 1 việc vô cùng quan trọng nó không chỉ mang theo 1 tầng ý nghĩa là nơi đất an cư lập nghiệp mà nó còn mang tầm quan trọng hơn thế nữa được ví giống như " sân khấu " chính trị vậy, qua đó mọi người thấy rằng các vùng đất được quyết định dời đô đến thường là các vị vua luôn chú trọng tới địa hình, địa thế , núi non ... Hoặc trong đó có thể liên quan tới 1 chút về phong thủy. 

Từ trước cho tới giờ , vua Gia Long luôn là 1 vị vua gây tranh cãi, mang tiếng là "cõng rắn về cắn gà nhà" , nhưng trong bài viết này mình sẽ không bàn luận về vua Gia Long tốt hay xấu gì hết, chủ yếu trong bài viết mình sẽ nói về kinh thành Huế , nếu dưới này có ý gì chưa được chính xác mong mọi người góp ý :

2. Đôi nét về vua Gia Long 

 Đầu tiên xin khác quát sơ lược về vua Gia Long, như mọi người đã biết sau khi vua Quang Trung mất , nhà Tây Sơn dần dần bị sụp đổ do người kế vị còn nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo, dẫn đến thất bại khi Nguyễn Ánh giành lại chính quyền. 

  Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là vua Gia Long vào năm 1802.

  Sau khi lên ngôi, ông bắt tay vào việc chọn nơi để làm kinh đô cho sau này. 

3. Kinh thành Huế - dưới góc nhìn thường. 

 Sau khi lên ngôi, vua Gia Long chọn Huế làm kinh đô, tuy thế đơn giản không phải tìm về chốn cũ mà còn là cuộc đấu trí giữa địa lý - chính trị, quân sự, kinh tế, vô cùng phức tạp , nó không chỉ mang theo ý nghĩa vận mệnh của vương triều mà còn là triển vọng hay gọi dễ hiểu đó là sự lâu dài của lãnh thổ Việt Nam vừa mới được thống nhất. 


Hình chụp toàn cảnh Kinh thành Huế nhìn từ trên cao
Hình chụp toàn cảnh Tử Cấm Thành Huế nhìn từ trên cao bởi drone


 Vào ngày 9/5/1804, vua Gia Long cho xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1. 229m) , thành bằng gạch cao 9 thược 2 tấc (3m68) và 1 thước 2 tấc (Om72) - theo Võ Liêm, sau đó công việc được tiếp tục qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nếu để ý thì ta thấy rằng toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông Nam, thay vì hướng chính là Nam như các vị vua chúa thường chọn theo hướng thuật phong thủy để xây cung điện . 

 Nhà Nguyễn vẫn chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do: về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê.

  Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. 

Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. 

Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long tới triều vua Minh Mạng (kéo dài suốt từ 1802 tới tận 1917) với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan . 

 Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền.

 Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiền đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ . 

 Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính gồm:

~Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).

~Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).

~Cửa Chính Tây

~Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).

~Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).

~Cửa Quảng Đức.

~Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).

~Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).

~Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).

~Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)


Sơ đồ kinh thành Huế với các công trình quan trọng và các cổng thành xung quanh
Sơ đồ kinh thành Huế với các công trình quan trọng và các cổng thành xung quanh


Các công trình quan trọng nhất của Đại Nội Huế nằm ở trục thần đạo trung tâm
Các công trình quan trọng nhất của Đại Nội Huế nằm ở trục thần đạo trung tâm, bắt đầu từ cổng Ngọ Môn kéo dài đến điện Kiến Trung sau cùng


So sánh cổng thành Huế xưa và nay
So sánh cổng thành Huế xưa và nay



Vị trí của Huế nằm ở trung tâm của Việt Nam
Vị trí của Huế nằm ở trung tâm của Việt Nam



4. "Sân khấu " chính trị 

Sau chiến thắng , việc chọn đóng đô ở Huế được coi là 1 cách nhìn "tối ưu" của nhà Nguyễn, tuy nhiên Huế chỉ thích hợp làm thủ phủ của 1 vùng hơn là làm kinh đô của 1 đất nước. 

Vì sao lại nói Huế thích hợp làm thủ phủ hơn là làm kinh đô ? 

~ Huế là kinh đô cũ của dòng họ , nơi Nguyễn Ánh có chỗ dựa cũng như cơ sở hành chính . Tuy nhiên khi lãnh thổ kéo dài ra hơn 2000 km về phía Bắc , Nam thì kinh đô này lộ ra 2 yếu điểm quan trọng. 

#1 Huế có khung cảnh đẹp tự nhiên nhưng vị trí lại chật hẹp, cô lập . Vùng đất này nằm ở trung tâm của 1 dải đồng bằng nhỏ hẹp rất khó để huy động 1 nguồn lực lớn khi rơi vào tình trạng nguy cấp. Việc Nguyễn Hoàng các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỉ mới tìm được đất đặt sự cai trị lâu dài là ở Phú Xuân , đó chính là 1 phép thử địa lý phức tạp. Nếu Huế không may rơi vào tình trạng nguy cấp  thì cửa Thuận An sẽ bị cô lập và chuyện này đã từng xảy ra như vậy vào các năm : 1883,1885,1968,và 1975.

#2 Dù rằng trên thế giới có các trung tâm chính trị quy mô nhỏ và vẫn điều hành được đất nước.   Nhưng điều này không dành cho Huế, vì triều đình không chỉ làm chức năng hành chính đơn thuần mà còn gắn liền với khả năng điều hành trược tiếp hệ thống kinh tế, quân sự tại hạ lưu sông Mekong và châu thổ Sông Hồng nên nếu xảy ra bất cứ biến động nào thì đều sẽ để lại hậu quả . 

Thêm nữa, Huế và các vùng lân cận không không tự sản xuất đủ lương thực , không đủ nguồn lính dự trữ ... Nên từ thời đó các chúa Nguyễn và kinh đô Huế gần như bị lệ thuộc về lương thực , thuế khóa vào Thuận Quảng, Gia Định, tiếp theo đó trở ngại lớn nhất khi dịch chuyển các nguồn lực lúa gạo , quân lính , tiền đúc, kim loại , đá xây dựng, gỗ lớn,... Giữa Gia Định , Huế và Hà Nội . Việc cung cấp và dịch chuyển trong nửa đầu thế kỉ XIX , là không đơn giản chút nào, vì phần lớn được vận chuyển bằng thuyền từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ , chỉ riêng việc vận chuyển và tiền đồng đảm bảo nguồn dự trữ, lương cho binh lính , quan lại, cứu đói và phục vụ các chiến dịch quân sự dưới thời nhà Nguyễn đã là gánh nặng đối với xã hội và nền chính trị bấy giờ, tạo ra sự kìm hãm sự phát triển thương mại  tự do. 

Trong lúc này , nhà Nguyễn chỉ có thể lựa chọn bằng cách dung hòa và cố gắng tạo thế cân bằng. 


Thay lời Kết:  Một số vua Nguyễn ý thức về phần nào về tác động của vị trí địa lý Huế , tuy nhiên  rõ ràng là họ  không có lựa chọn nào khác tối ưu. 

Giống như Quang Trung, Nguyễn Ánh từng có ý tưởng đóng đô tại Nghệ An. Tuy nhiên, lựa chọn này dường như đơn thuần mang ý nghĩa khoảng cách địa lý nhiều hơn là các tính toán kỹ lưỡng về địa chính trị và quyền lực vùng. Con trai ông, vua Minh Mạng sau đó đã cảnh báo con cháu một cách nghiêm khắc rằng không bao giờ được phép dời đô về Nghệ An hay ra Bắc . 

Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy từ vị trí địa lý của Huế chính là sự lúng túng trong việc điều quân, tổ chức lực lượng tiến hành các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược. 

Trong đó ít nhiều gì cũng có lỗi của vua chúa Nguyễn trong sự thất bại, dẫn đến vào ngày 6/6/1884: sau khi kí hòa ước Giáp Thân , Đại Nam thành thuộc địa của Pháp. 


phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

3 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Theo ý kiến chủ quan của mình thì thủ đô toàn diện về kinh tế, chính trị, phong thủy, con người, địa lý, lương thực, giao thông, phòng thủ... chỉ có Hà Nội là đáp ứng được.
    Sài Gòn chỉ nặng về kinh tế, địa lý quá sơ hở.
    Huế thì dải đất quá hẹp khó có nguồn lực về nhân lực, lương thực, thực phẩm lại quá sát biển.
    ...

    Trả lờiXóa
  2. Theo mình thì Tùy vào bối cảnh Chính trị khi mở rộng lãnh thổ về phía nam. Mình nghĩ chưa có triều nào lãnh thỗ lại lớn như thời Minh Mạng đủ hiểu tầm của vua chúa thời xưa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi đấy bạn. Vua Minh Mạng là chân mệnh thiên tử chứ không phải bình thường, khi người dân vì quá lo sợ quân Tây Sơn đến tàn phá nên ra sức che chở cho Vua qua bao khổ nạn.
      Người miền Nam sẽ biết ơn Vua khi được xây dựng con kênh Vĩnh Tế mà không chỉ để tưới tiêu cho nông nghiệp mà là con kênh phòng thủ chiến lược quan trọng chống lại sự công phá của ngoại bang từ hướng Tây, qua đó góp phần định hình đường biên giới Tây Nam như hiện nay.

      Xóa
Mới hơn Cũ hơn