Công trình bảo tàng tọa lạc tại làng nghề gốm cổ Bát Tràng đã sắp sửa hoàn thành, dự kiến sẽ khai trương vào tháng 6 năm nay. Tuy nhiên các bạn cũng có thể chiêm ngưỡng những đường nét của nó gần như đã thành hình và hoàn thiện cả ngoại thất lẫn nội thất .
Nếu các bạn đã từng theo dõi trang pkientruc chắc cũng đã biết đến mô hình thiết kế ý tưởng của công trình bảo tàng gốm Bát Tràng khá dị này. Và khi so sánh với bản thiết kế 3D, công trình gần như tuân thủ theo đúng như ý đồ thiết kế của kiến trúc sư đưa ra
![]() |
Hình chụp toàn cảnh công trình bảo tàng gốm Bát Tràng, nổi bật với gam màu nâu đỏ chủ đạo của công trình, gợi nhắc đến gam màu của đất sét vốn rất quen thuộc của làng nghề làm gốm cổ truyền này |
Đây là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m2, với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt ngoảnh ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỉ đồng
Dự kiến, công trình này có thể đưa vào vận hành vào giữa năm nay nhằm trưng bày các sản phẩm làng nghề, kết nối các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây sẽ không chỉ là nơi lưu giữ, giữ gìn văn hóa của làng gốm Bát Tràng mà còn là nơi để du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng những tác phẩm giá trị của làng nghề.
> Các bạn cũng có thể tham khảo mô hình thiết kế để so sánh với công trình thực tế này nhé: mô hình 3D thiết kế bảo tàng gốm Bát Tràng
Công trình này bên ngoài có 7 khối vòng xoáy, tượng trưng cho 7 bàn xoay gốm (một công cụ không thể thiếu của nghề làm gốm truyền thống). Công trình có những khu vực để du khách có thể trải nghiệm với nghề gốm, đồng thời tham quan những sản phẩm của các nghệ nhân, nghệ sĩ.
![]() |
Hình chụp thực tế cổng ngoài của công trình bảo tàng gốm Bát Tràng: bao quanh hàng rào nhẹ nhàng và thấp tạo nên tính cộng đồng khá cao như mục đích ban đầu của cống trình |
Với chức năng bảo tàng và trung tâm thương mại trưng bày các sản phẩm tinh hoa, công trình gồm các khối khối chính. Khối bảo tàng phía ngoài tạo ấn tượng ở quảng trường Gốm, nơi trưng bày các sản phẩm thủ công. Các tầng trên là nơi trưng bày các dòng gốm nổi tiếng của làng.
Ngoài ra, khu vườn trên mái vừa tạo cảnh quan đẹp, cũng là không gian xanh để thư giãn, giao lưu. Khối 4 tầng bên trong dành cho các hoạt động khác như nhà hàng, khu biểu diễn…
Hình chụp thực tế công trình bảo tàng gốm Bát Tràng
![]() |
Hình chụp ngoại thất bảo tàng gốm Bát Tràng như những "bàn xoay" được kết nối với nhau khá lôi cuốn |
![]() |
Hình chụp ngoại thất bảo tàng gốm Bát Tràng- hình 2. Những đường nét hài hoà cùng màu đất nung đặc trưng |
![]() |
Một góc nhỏ ngoại thất bảo tàng đánh dấu bởi những đường cong uốn lượn và mềm mại tại chỗ giao nhau giữa hai hình khối liền kề nhau |
![]() |
Công trình được thiết kế nhiều cửa nhằm đón ánh sáng tự nhiên phục vụ cho các sinh hoạt bên trong bảo tàng |
Nội thất uốn lượn của bảo tàng
![]() |
Nội thất của bảo tàng gốm Bát Tràng trưng bày những bình gốm đan xen nhau, sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống |
![]() |
Nội thất trung tâm của bảo tàng gốm Bát Tràng trưng bày những bức tượng phật gợi nhắc đến nét thiền lắng đọng trong không gian văn hóa làng nghề |
![]() |
Nội thất trưng bày tượng phật của bảo tàng gốm Bát Tràng |
![]() |
Mái vòm thiết kế gợi đến lò nung gốm, có thể đón ánh sáng tự nhiên lấy từ trên mái xuống phía không gian trưng bày bên trong |
Không gian chức năng tầng hầm
![]() |
Tầng hầm là nơi để du khách có thể trải nghiệm thực tế với gốm trong không gian truyền thống, tham quan triển lãm các sản phẩm và quá trình làm gốm |
![]() |
Đây cũng là nơi trưng bày các sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay của các nghệ nhân, nghệ sĩ |
![]() |
Những pho tượng được làm bằng đất khắc hoạ chi tiết về các bước làm nên một sản phẩm gốm truyền thống |
![]() |
Khu vực trưng bày mô hình làng gốm cổ |
![]() |
Một số sản phẩm thủ công khác được trưng bày phía dưới tầng hầm bao gồm cả mô hình của chính công trình bảo tàng này, tuy nhiên nó được nhào nặn một cách hồn nhiên và thú vị |
Sau 3 năm xây dựng, công trình “độc lạ” được thiết kế từ cảm hứng những khối bàn xoay vuốt gốm của các nghệ nhân tại làng cổ Bát Tràng, với tổng mức đầu tư khoảng 150 tỉ đồng đang được hoàn thiện.
Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tọa lạc tại số 28 (thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) bắt đầu xây dựng từ năm 2018. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, một người có rất nhiều ý tưởng độc đáo.
Kinh phí 150 tỉ đồng
Video tham khảo thêm thông tin công trình bảo tàng
Ngô Nhung- NLDonline
Mình ấn tượng với thiết kế hình khối của bảo tàng này quá...trong thời đại mà các công trình đều mở rộng tối đa diện tích giúp tăng công năng bên trong thì vẫn có tòa nhà khai thác khía cạnh nghệ thuật- điêu khắc khá độc đáo như thế này.
Trả lờiXóa