Tìm hiểu về tầng lánh nạn cho nhà cao tầng

Theo Quy chuẩn vừa mới ban hành gần đây của bộ xây dựng về an toàn PCCC đối với các nhà cao trên 20 tầng bắt buộc phải có một tầng lánh nạn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết các khái niệm cũng như mục đích chính về tầng lánh nạn này. Ở bài này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về tầng lánh nạn này nhé



Sơ đồ các tầng lánh nạn cho nhà cao tầng
Sơ đồ so sánh giữa nhà cao tầng có bố trí các tầng lánh nạn khác nhau: không có tầng lánh nạn, có 1 tầng lánh nạn và có 3 tầng lánh nạn 



các tầng lánh nạn trên phối cảnh thiết kế tòa nhà cao ốc
Vị trí các tầng lánh nạn trên phối cảnh thiết kế tòa nhà cao ốc



Tòa tháp chọc trời ở trung tâm Hồng Kông
Tầng lánh nạn trên tòa tháp chọc trời ở trung tâm Hồng Kông



tầng lánh nạn trên chung cư cao tầng của nước ngoài
Hình ảnh thực tế của một tầng lánh nạn trên chung cư cao tầng của nước ngoài

Vị trí tầng lánh nạn trên cao ốc văn phòng hiện đại
Tầng lánh nạn được bố trí khéo léo hài hòa trên mặt đứng ngoại thất cao ốc văn phòng


Tầng lánh nạn (Refuge floor) là yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy được yêu cầu ở các tòa nhà cao tầng ở nước ngoài, trong trường hợp có cháy, cư dân tòa nhà có thể tạm lánh nạn tại đó để chờ phòng cháy chữa cháy tới ứng cứu, có thiết kế chống khói, cách lửa. Tùy qui định của từng quốc gia, có nước qui định phải có một tầng lánh nạn cho mỗi 20 tầng chung cư, hoặc thậm chí 7 tầng chung cư.

Tại Việt Nam trước đây điều này không được quan tâm, gần đây nhà nước đưa ra qui định (Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD) bắt đầu áp dụng từ 1/7/2020, theo đó cứ 20 tầng có 1 tầng lánh nạn và mỗi cư dân có 0.3m2 tại tầng đó.

Không những các chung cư trước đây không có, mà các chung cư mở bán trong thời gian gần đây cũng không thấy có tầng lánh nạn, như vậy là vi phạm qui định pháp luật?

Nhiều người cho rằng không cần có tầng lánh nạn, vì sẽ đội giá nhà lên, chung cư hơn 40 tầng phải có 2 tầng lánh nạn bỏ không, không được bán.

Tuy nhiên chúng ta có nên tiết kiệm chi phí để cho an toàn cuộc sống không? Xác xuất gây cháy tại các chung cư rất thấp, tuy nhiên nếu hỏa hoạn xảy ra thì hiểm họa sẽ không lường.

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?


mặt bằng tầng lánh nạn chung cư chung cư C Sky View
Dự án chung cư C Sky View không làm hết tầng lánh nạn mà chỉ trích 3 căn làm khoang lánh nạn

THiết kế tầng lánh nạn cho chung cư cao tầng ở Việt Nam
Thiết kế tầng lánh nạn cho chung cư cao tầng ở Việt Nam


Theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD, chủ đầu tư dự án nhà cao tầng phải có thiết kế cụ thể thang thoát nạn chống khói theo đúng quy định, phải lắp đặt hệ thống nước phục vụ chữa cháy, thiết kế đường chữa cháy quanh tòa nhà phục vụ xe chữa cháy khi xảy ra sự cố.

Theo đó, cứ 20 tầng cao sẽ có 1 tầng lánh nạn cho cư dân, diện tích tầng lánh nạn phải được thiết kế tương đương số cư dân sống trong tòa nhà.

Chủ đầu tư phải đầu tư 0,3m2 sàn tầng lánh nạn/cư dân, và tầng lánh nạn phải bảo đảm khả năng chống khói, lửa để cư dân lánh nạn trong thời gian chờ lực lượng cứu hộ cứu nạn tới.

phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

3 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Thank admin đã chia sẽ giúp mình hiểu rõ hơn về tầng có các ô chéo mà trước giờ ko biết tầng này để làm gì..

    Trả lờiXóa
  2. -Tại sao không trang bị dây treo và cho cư dân học 1 khoá huấn luyện ứng phó mỗi khi cháy .để họ có thể tự đu dây xuống đất,chứ đã cháy dữ dội mà còn đứng đợi cứu hộ thì có khi mn cũng cuống hết cả lên chứ.nhất là vị trí giữa chúng cư
    -Ngoài ra còn có một tầng quan trọng là tầng mái phía trên cùng nên tận dụng để làm tầng lánh nạn luôn thì tốt biết mấy nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn tham khảo thêm thông tin sau:
      -Với các tòa nhà cao trên 150m, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Xây dựng cần phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng một số bộ, ngành liên quan nghiên cứu các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm các nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với nhà cao tầng có chiều cao trên 150m để bổ sung vào bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy nổ với nhà cao tầng.

      Trước quy định “tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng” đối với nhà có chiều cao từ 100m đến 150m, đại diện chủ đầu tư một dự án nhà cao tầng ở TP Hồ Chí Minh phân tích, tòa nhà có chiều cao từ 100m đến 150m thường có khoảng 30-50 tầng. Với quy định trên, tòa nhà sẽ phải có 1 hoặc 2 tầng lánh nạn.

      Trong khi đó tầng lánh nạn là nơi không được bố trí căn hộ, văn phòng, hoặc diện tích kinh doanh thương mại nên dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh của dự án. Từ đó làm tăng giá bán căn hộ và tăng giá bán các phần diện tích kinh doanh khác, mà người mua nhà và người đầu tư phải gánh chịu khi mua căn hộ hoặc mua diện tích kinh doanh của dự án.

      Để giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư dự án và người mua căn hộ nhà chung cư cao tầng, Bộ Xây dựng cần quy định cứng rằng tòa nhà cao 30-40 tầng phải bố trí 1 tầng lánh nạn; nhà cao 41-50 tầng phải bố trí 2 tầng lánh nạn.

      Đồng thời cho phép chủ đầu tư không tính diện tích sàn tầng lánh nạn vào tổng diện tích sàn xây dựng của dự án khi tính hệ số sử dụng đất và cho phép cộng thêm chiều cao tầng lánh nạn vào chiều cao tối đa của công trình.

      Xóa
Mới hơn Cũ hơn