Sau khi dinh Độc Lập bị phi công Phạm Phú Quốc - Nguyễn Văn Cử đánh bom sập vào năm 1962, Tổng thống Diệm cho tổ chức một cuộc thi thiết kế kiến trúc cho dinh mới.
Đa số các phương án dự thi là phục dựng hoặc dựa trên hình ảnh dinh cũ theo phong cách cổ điển Pháp. Công bằng mà nói thì đó là một phong cách tương đối quen thuộc cho các công trình công sở nhà nước thời bấy giờ, và hầu hết chúng cũng khá đẹp và duyên dáng
Tuy nhiên, bất ngờ thay, phương án thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ đã được chọn, phá tan đi nét quen thuộc kiểu cổ thường thấy. Phương án mà kiến trúc sư NVT đưa ra vừa hiện đại, vừa có nét dân tộc. Trang trí mặt tiền được lấy từ hình ảnh đốt tre, có bố cục lấy cảm hứng từ một số chữ Nho ( Chữ công: 工, là hình ảnh mà các bạn sẽ thấy rất rõ ràng trên bản đồ ảnh của google maps ) . Ngoài ra, các công nghệ và vật liệu đương đại tiên tiến nhất thời bấy giờ đều được sử dụng vào công trình này như bê tông cốt thép...Về cơ bản, công trình này đã loại bỏ hoàn toàn hình bóng của kiến trúc thuộc địa cũ kiểu Pháp mà chúng ta thường thấy từ trước giờ
![]() |
So sánh hình dạng giữa Dinh Độc Lập và dinh Norodom với sự tương đồng về quy mô nhưng phong cách thiết kế hoàn toàn khác nhau |
Một điều đáng lưu ý là, năm đó KTS NVT chỉ mới còn 36 tuổi, độ tuổi còn rất trẻ để thiết kế một công trình tầm cỡ như vậy, nhất là ông chưa từng thiết kế công trình tương tự. Có vài KTS VN khác tham gia thi tuyển cùng với ông. Rõ ràng lúc đó người Mỹ mới là chuyên nghiệp để thiết kế công trình này và chắc chắn tiền xây dựng là viện trợ Mỹ. Nhưng cả người thiết kế lẫn thi công đều là người VN. Đó chính là dựa vào tinh thần dân tộc của Tổng thống Diệm. Cũng chính nhờ những người Việt mang trong mình một tinh thần dân tộc đáng tự hào chúng ta có dịp chứng kiến được những công trình trọng điểm do bản tay và khối óc của người Việt thiết kế xây dựng nên như công trình bệnh viện Vì Dân thiết kế bởi kts Trần Đình Quyền hay thư tháp Landmark 81 được xây dựng bởi chính công ty của Việt Nam đảm trách
![]() |
Dinh Norodom lúc còn nguyên vẹn chưa bị đánh sập |
Nhiều người cho rằng kiến trúc dinh cũ đẹp hơn kiến trúc mới. Nếu tính thuần túy nghệ thuật thì có thể. Nhưng kiến trúc còn phải ẩn chứa tư tưởng của chủ nhân và mang tính thời đại khi nó hình thành nữa. Tuy nhiên việc xây dựng một công trình đồ sộ và tầm cỡ như Dinh Độc lập cho thấy bàn tay và khối óc của người Việt Nam cực kỳ thông minh và sáng tạo
P/s: Để kết thúc bài, mình xin gửi đến các bạn mộ hình ảnh so sánh về hình khối kiến trúc được trích ra từ cuốn sách kiến trúc Việt Nam của thầy Trần Quang Nhạc để các bạn có cảm nhận cho riêng mình về hai công trình này nhé. Riêng các nhân mình vẫn thấy thích mẫu công trình cổ hơn, mang đến nhiều cảm xúc hơn mà nhất là tạo sự kết nối mật thiết với những công trình cổ xung quanh đó như nhà thờ Đức Bà hay Dinh Gia Long mà nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh...
Kiến trúc không phải chỉ là cái vỏ đẹp hay xấu (tùy quan điểm) mà nó còn mang hơi thở của thời đại mà nó được thiết kế và bộc lộ tư tưởng của chủ nhân của nó. Dinh Độc Lập thể hiện tinh thần chống thực dân của Tổng thống Diệm. Nó mang phong cách hiện đại, mà lúc đó Mỹ là đầu đàn, nhưng vẫn lồng ghép được tính dân tộc. Ngoài ra nó còn đáp ứng được công năng đặc biệt của dinh tổng thống mang tính phòng thủ cao (vì nó từng bị ném bom).
Trả lờiXóaNgười ngoài nghề thường chỉ biết đánh giá qua cái mặt đứng phía trước mà thôi nên có thể chưa nhận ra cái triết lý sâu xa ẩn sâu trong thiết kế công trình này