Nên lựa chọn nắp rửa điện tử hay vòi xịt bằng tay cho bàn cầu thông minh

Các thiết bị vệ sinh mới ngày càng tân tiến và hiện đại, lại khiến nhiều người phải đau đầu tìm hiểu để chọn lựa. Một trong số đó là các thiết bị về sinh bàn cầu được tích hợp các thiết bị điều khiển điện tử như sưởi ấm chỗ ngồi, tự động xịt rửa...Do đó bài này mình sẽ phân tích chuyên sâu hơn một chút về lịch sử, công dụng của bàn cầu điện tử đồng thời so sánh sự khác nhau giữa nắp rửa điện tử và vòi xịt tay truyền thống có gì tốt hơn hay không


Nếu bạn nào đã từng sang Nhật, chắc hẳn một trong những điều ấn tượng nhất chính là cái toilet. Kể cả trong toilet công cộng thì cũng được trang bị bàn cầu điện tử hoặc bàn cầu với nắp rửa điện tử, sạch sẽ, thơm phức và hoàn toàn tự động. Có một phóng viên người Mỹ khi đến Nhật đã phải thốt lên rằng “toilet công cộng tại Nhật sạch và hiện đại hơn bất kì toilet nào tôi từng tới ở nước Mỹ!” Và ngay cả ở Mỹ - quốc gia tiên tiến nhất thế giới thì khái niệm bàn cầu điện tử là cực kì xa lạ với người dân. Chính vì thế mà trong dịch Covid-19 vừa rồi, điều đầu tiên mà dân Mỹ làm là đi vơ vét giấy vệ sinh, còn dân Nhật thì bình chân như vại

Nắp rửa điện tử tích hợp với vòi xịt thông minh
Nắp rửa điện tử tích hợp với vòi xịt thông minh tự động làm sạch cực kỳ hiện đại

1. Điều bất ngờ về người phát minh không phải người Nhật

Ấy thế mà một sự thật ít người biết là nắp bàn cầu tự động không phải là phát minh của người Nhật, mà là của một người Mỹ. Vào đầu những năm 1960, Arnold Cohen đã phát minh ra nắp rửa tự động đầu tiên trên thế giới tại Mỹ. Phát minh của Cohen là gắn thêm một đầu vòi xịt vào nắp bàn cầu thông thường để người dùng có thể tự làm sạch cho mình.

Vào cuối thập niên 1960, phát minh này được phổ biến vào Nhật Bản nhưng cũng không được thị trường này đón nhận. INAX là công ty đầu tiên sản xuất bàn cầu điện tử tại Nhật với sản phẩm Sanitaria 61 vào năm 1967, nhưng chính Toto mới là thương hiệu thành công trong việc thương mại hoá sản phẩm này với dòng sản phẩm Washlet vào những năm 1980 cùng với một chiến dịch marketing ấn tượng. Đến giờ thì hơn 80% toilet ở Nhật Bản được trang bị các sản phẩm dạng này.
Lan man với lịch sử bàn cầu điện tử rồi, giờ mình nói sâu hơn về sản phẩm nhé.

Hiện nay thì phần lớn các sản phẩm dòng này đến từ Nhật Bản (Toto, Inax), ngoài ra còn có hàng từ Trung Quốc, hàng Việt Nam (Viglacera) hay hàng cao cấp từ châu Âu.

2. Phân biệt 3 loại nắp rửa bàn cầu


Để phân loại thì có thể chia dòng sản phẩm này ra làm 3 loại, với điểm mạnh, điểm yếu như sau:
- Nắp rửa cơ: là nắp bàn cầu có gắn thêm vòi xịt bên dưới, không chạy điện, có thêm 1 đường nước gắn với nước cấp cho toilet. Ưu điểm của sản phẩm này là lắp đặt dễ dàng, không cần chạy dây điện, chi phí thấp (dưới 2 triệu) nhưng vẫn có tính năng cơ bản nhất là rửa bằng nước với 2 vòi xịt (một rửa trước dành cho phụ nữ và một vòi rửa sau).
- Nắp rửa điện tử: là nắp bàn cầu sử dụng điện, có thêm bảng điều khiển và một loạt chức năng tiên tiến hơn nắp rửa cơ như sưởi ấm bệ ngồi, rửa nước nóng, massage, điều chỉnh áp lực nước ở 2 vòi rửa, sấy, điều chỉnh nhiệt độ của nước, bệ ngồi và sấy, đóng mở tự động, khử mùi, khử khuẩn... Giá cũng dao động từ hơn 20 triệu xuống đến dưới 10 triệu, tuỳ thương hiệu và tính năng. Dòng sản phẩm này cũng đang được đón nhận ngày càng rộng rãi trên thị trường do mức giá phải chăng và có nhiều tính năng vượt trội so với dòng nắp rửa cơ.
- Bàn cầu điện tử: là loại tích hợp luôn với bàn cầu, nên ngoài các tính năng của nắp rửa điện tử, còn có thêm rất nhiều tính năng thú vị khác như tự xả trước/sau khi sử dụng, tự mở nắp và bật đèn chào đón, có nhạc thư giãn, có sản phẩm còn có các công nghệ cao cấp như ion để khử mùi và kháng khuẩn hay có cả app trên điện thoại để theo dõi sức khoẻ. Giá cả của các sản phẩm dạng này dao động với biên độ lớn nhất, vì là dòng cao cấp nhất trong thiết bị sứ vệ sinh, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng một chiếc.

Vậy liệu có nên trang bị gia đình mình một sản phẩm bàn cầu điện tử/nắp rửa điện tử/nắp rửa cơ để thay cho giấy và/hoặc vòi xịt bằng tay hay không?
Theo tôi, câu trả lời là CÓ! Bởi vì những sản phẩm này mang lại rất nhiều ích lợi:

- So với giấy vệ sinh, rửa bằng nước sạch hơn nhiều, và cũng an toàn hơn cho những người có bệnh lý khó nói như trĩ chẳng hạn.
- So với vòi xịt bằng tay, chắc chắn là sẽ vệ sinh hơn. Tiện đây mình cũng muốn nói rằng tính năng thiết kế của cái vòi xịt bằng tay không phải như các bạn đang sử dụng, mà nó chỉ được trang bị để xịt rửa bàn cầu thôi. Chính vì vậy, thiết kế của chiếc vòi này là tăng áp lực nước để dòng nước bắn ra mạnh hơn, đánh bay vết bẩn trong lòng bàn cầu. Áp lực nước này khi được sử dụng để làm #voixitdit đôi khi còn gây hại cho cơ thể bạn nhiều hơn đấy.
- Với khả năng xịt rửa tự động chỉ bằng một nút bấm, các sản phẩm này rất hữu ích cho phụ nữ có thai, người già và những người gặp khó khăn trong vận động.
Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng có khá nhiều điểm cần các bạn lưu ý khi mua:
- Với nắp rửa cơ, bạn cần chú ý về áp lực nước. Nếu áp lực yếu quá thì vòi xịt sẽ không tạo được tia nước đủ mạnh
- Với nắp rửa/bàn cầu điện tử, nhược điểm lớn nhất của chúng là không chịu được nước. Nếu nhà bạn không chia nhà tắm thành khu khô (cho toilet) và khu ướt (cho không gian tắm), thì không nên lắp đặt. Khi bị ẩm hay ngấm nước, phần bệ ngồi có sưởi sẽ là phần dễ gây hở điện nhiều nhất, rất nguy hiểm. Vì vậy, cũng nên cân nhắc khi mua các sản phẩm nắp rửa điện tử của các thương hiệu lạ lẫm nhé.
- Khi mua nắp rửa/bàn cầu điện tử, hãy kiểm tra trong thông số sản phẩm có ELCB (cầu dao chống rò điện) hay không. Nếu không có thì không nên mua.
- Nếu phòng tắm của bạn chưa xây, thì hãy chuẩn bị sẵn 1 đường điện cho bàn cầu/nắp rửa điện tử. Còn nếu đã xây xong rồi thì bạn phải chấp nhận chạy điện nổi trên tường thôi.
- Không có nắp rửa điện tử/cơ nào có thể vừa với tất cả các loại bàn cầu. Mỗi bàn cầu có dáng vành rim khác nhau, và nắp rửa cũng được thiết kế khác nhau. Nên ưu tiên mua nắp và bàn cầu cùng thương hiệu, và tham khảo người bán hoặc thông tin về độ tương thích giữa nắp rửa bạn muốn mua và bàn cầu bạn đang có.
Chúc các bạn có được lựa chọn đúng đắn cho phòng tắm nhà mình!     (Nguyễn Quang Tiệp)

phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

2 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Nhà mình lúc trước lắp cả 2 loại như liệt kê trên bài này luôn. Ban đầu thích dùng của lạ là cái bàn cầu điện tử nhưng 1 thời gian sau vẫn quay lại với em vòi xịt bàn tay thôi bởi cảm giác sạch hơn, và dễ sử dụng hơn

    Trả lờiXóa
  2. Nhà người Nhật đa phần là có bồn tắm để ngâm mình và có bồn cầu tự động. Nhìn phía ngoài nhà ở Nhật không đẹp như nhà Việt Nam. Các phòng cũng không rộng nhưng sử dụng rất hợp lý và tiện nghi. Nhìn bên ngoài sẽ thấy họ không cầu kỳ mà chủ yếu đầu tư tốt cho nội thất thật tiện nghi ở bên trong. Phòng tắm cũng nhỏ xinh chứ không phải lớn tầm 1,5 x 2 mét hoặc 1.4x1.6 mét mà thôi

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn