Các bước thiết kế 1 công trình kiến trúc

Trình tự các bước thiết kế 1 công trình kiến trúc

 Theo luật định ở Việt Nam (VN)  hiện nay, chỉ tồn tại 3 bước triển khai bản vẻ (BV) sau đây:
1- BV thiết kế cơ sở : phục vụ cho bước lập dự án, được thể hiện với lượng thông tin về mặt kỹ thuật đủ để chứng minh các "giải pháp kỹ thuật" xây dựng công trình bảo đảm tính khả thi. Về mặt tài chính thì đủ để xác định Tổng mức đầu tư xây dựng công trình ( XDCT)
2- BV thiết kế kỹ thuật : phục vụ cho bước chọn thầu, được thể hiện với lượng thông tin về mặt kỹ thuật đủ để các nhà cung cấp, thầu thi công chào giá sản phẩm, thực hiện xây dựng công trình. Về mặt tài chính đủ để xác định Tổng dự toán XDCT.
3- BV thi công : phục vụ cho bước thi công, nên về nguyên tắc, phải thể hiện với lượng thông tin đủ để thi công. Nếu BVTC chưa đủ thông tin để thi công, thì đơn vị thiết kế có trách nhiệm bổ sung, làm rõ trong quá trình thi công, khi thực hiện trách nhiệm giám sát tác giả.


- Với các công trình không quá phức tạp, có thể giảm còn 2 bước, bỏ qua bước TK kỹ thuật.
Tuy nhiên, do phải thực hiện thủ tục xin phép xây dựng (XPXD), nên BVTC cũng được chia ra 2 nhóm: nhóm BVTC cơ bản được lập trước để thực hiện thủ tục pháp lý theo yêu cầu XPXD, và nhóm BV còn lại tiếp tục thể hiện sau khi được CPXD để phục vụ thi công, nên về thực chất cũng là theo quy trình 3 bước.

- Với các công trình quan trọng, có thêm bước "Thi tuyển thiết kế kiến trúc", được thực hiện trước khi lập TK cơ sở.

Trong thực tế ở VN hiện nay, tại các dự án lớn dùng vốn đầu tư ngoài ngân sách :
- Việc lựa chọn triển khai TK theo quy trình 3 hay 2 bước là do CĐT quyết định, nên hầu hết các DA đều được CĐT chọn triển khai theo quy trình 2 bước, nhằm đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến QLNN, thường làm tăng thêm chi phí liên quan và kéo dài thời gian triển khai dự án, bỏ lỡ cơ hội đầu tư,...

- Tuy nhiên, quá trình triển khai TK thực tế thường phải đi qua đến ... hơn 5 bước, như sau :
1- TK ý tưởng (concept design): giúp CĐT "hình dung" được công trình và xác định "gu thẩm mỹ" của CĐT, chưa có yêu cầu về bảo đảm khả thi hay xác định chi phí. Giá trị sử dụng của loại BV này là giúp đội ngũ tham mưu của CĐT có "căn cứ" để thiết lập "Yêu cầu thiết kế" - đề bài cho đơn vị thiết kế ở bước kế tiếp.

2- TK cơ sở (base design / schematic design) : phục vụ việc tương tác giữa CĐT và các cơ quan QLNN về xây dựng. Quá trình phê duyệt của QLNN tập trung vào bước TK này, và thường tách ra nhiều nhóm theo CQ giữ quyền phê duyệt:
+ nhóm BV về PCCC : do C.Sát PCCC phê duyệt
+ nhóm BV về kết nối hạ tầng: do Sở GTCC phê duyệt
+ nhóm BV về bảo vệ môi trường: do Sở TNMT phê duyệt
+ nhóm BV còn lại: do Sở XD phê duyệt

3- TK XPXD: là một phần của BVTC, phục vụ yêu cầu XPXD

4- TK BVTC: trong thực tế được lập thành 2 đợt
+ Đợt 1: phục vụ việc mời thầu, được dóng dấu "for tender"
+ Đợt 2: phục vụ thi công, được dóng dấu "for construction".
Pháp luật VN đã cho phép nhà thầu thi công được quyền tự lập BVTC (nếu đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định), nhưng tôi chưa thấy điều này trong thực tế.
Mặt khác, như đã nói ở trên, do CĐT thường quyết định triển khai thiết kế theo quy trình ... 2 bước, cho nên, nếu giao bước lập BVTC cho nhà thầu thi công, thì lại ... không có đủ BV để phục vụ yêu cầu mời thầu !??
Một vòng lẩn quẩn.

5- Shop drawing & site drawing:
Bước này luôn do nhà thầu thi công tự lập, gồm 2 nhóm:
+ Shop drawing: xét theo "nghĩa gốc", đây là BVTC cho nhóm sản phẩm được gia công trong công xưởng (theo công nghệ ở các nước tiên tiến), như : cắt uốn cốt thép, gia công các cấu kiện kim loại, gỗ, ...
Tại VN hiện nay, bản vẻ shop drawing đang được hiểu với ý nghĩa là "BVTC chi tiết do nhà thầu lập" , bất kể là gia công trong công xưởng hay hiện trường, mà không được hiểu với đúng nghĩa gốc của nó.
+ Site drawing: xét theo "nghĩa gốc" đây là BVTC cho nhóm công việc được thực hiện tại hiện trường, như : đào đắp đất, lắp dựng cấu kiện, ...
Hay nói theo kiểu VN, nó chính là "bản vẽ biện pháp thi công", hầu hết do nhà thầu lập, trừ một số hạng mục quan trọng, do tư vấn thiết kế lập với nội dung thể hiện "lưng chừng", chỉ đủ để lập dự toán mà chưa đủ để thi công thực tế.

Tại VN hiện nay, cái gọi là "BV thi công" lại do bên tư vấn thiết kế lập. Điều này theo tôi là rất phi lý , vì :
+ Về shop drawing: BVTC do bên TK lập thường có nội dung gần giống như "shopdrawing" nhưng lại "chưa tới". Vì để thi công ra sản phẩm đúng theo thiết kế, nhà thầu có quyền lựa chọn 1 trong nhiều công nghệ thi công khác nhau, tùy thuộc kinh nghiệm & lợi thế cạnh tranh của mình, nhằm tiết giảm chi phí , nên nhà thiết kế cũng khó có thể lập được "BV thi công" đúng nghĩa.
+ Về site drawing: bên TVTK hiện nay vẫn tham gia lập 1 số site drawing quan trọng (VD: BV hệ shoring gia cố tường vây), nhưng do các "chiên gia thiết kế" ở VN thường làm việc trên bàn giấy và không có đủ kinh nghiệm thi công, cho nên nếu dừng lại ở BV này thì ... vẫn chưa thi công được !

Dù vậy, theo quy định pháp luật, BVHC vẫn phải căn cứ theo BVTC do thiết kế lập, chư không được dùng shopdrawing hay BVBPTC do nhà thầu lập, vì 2 loại BV này không được "công nhận" về mặt pháp lý, chỉ xem như "công cụ" để nhà thầu truyền đạt nội dung chỉ đạo của mình đến đội ngũ cán bộ-công nhân trực tiếp thực hiện mà thôi.
Vì vậy, một điều quan trọng cần lưu ý, là "shopdrawing" phải đáp ứng "điều kiện tiên quyết" là chỉ được "làm rõ" mà không được mâu thuẫn với BVTC do TK lập.
Khi có khác biệt lớn đến mức "mâu thuẫn" thì bên tư vấn giám sát và/hoặc tư vấn QLDA phải yêu cầu bên TV thiết kế lập "BVTC bổ sung , điều chỉnh" phù hợp với phương án do nhà thầu đề xuất, rồi mới được phê duyệt shopdrawing tương ứng, chứ TUYỆT ĐỐI không được lập shopdrawing để "phủ quyết" nội dung thể hiện ở BVTC, dù tính khả thi ở shopdrawing cao hơn đi chăng nữa.
Làm trái nguyên tắc này, là vi phạm pháp luật xây dựng !

- Theo tôi, quy trình hợp lý về mặt kỹ thuật nên là 4 bước. Trong đó :
Bước 1: TK ý tưởng, hoặc thi tuyển TK ý tưởng
Bước 2: TK cơ sở . Mọi can thiệp của QLNN đối với CĐT nên dồn hết vào bước này, kể cả nhóm BV XPXD.
Bước 3: TK mời thầu. Nên gọi tên theo đúng bản chất và mục đích sử dụng chủ yếu của nó
Nhà thầu thiết kế nên dừng lại lại ở bước này.
Bước 4: TK thi công. Bao gồm shopdrawing và site drawing.
CĐT nên mạnh dạn giao cho nhà thầu thi công lập BVTC để "BV thi công" được trả về đúng với chức năng theo tên gọi của nó, giản lược và tinh giản bớt các bước thiết kế.





Chia sẽ bởi:  ThanhLiêm Nguyễn
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

1 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Thực ra nếu mà gặp chủ đầu tư khó tính có khi sửa đi sửa lại rất nhiều lần có thể lên đến hàng chục bước đấy mới xong được

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn