Bản vẻ Shop drawing là gì ?

Tìm hiểu Bản vẻ Shop drawing

Khái niệm Shop drawing gặp thường xuyên với các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, ít gặp hơn với các nhà thầu làm việc trong các dự án trong nước.

1. Với cách triển khai bản vẽ thiết kế các dự án kiểu Việt Nam


Với các dự án Việt Nam, tùy vào từng dự án, từng cấp công trình mà giai đoạn thiết kế được chia ra làm 2 bước hay 3 bước gồm:

Giai đoạn thiết kế cơ sở
Giai đoạn thiết kế kỹ thuật
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công là bản vẽ cuối cùng làm căn cứ để làm thi công ngoài công trường.

2. Cách triển khai bản vẽ với các dự án nước ngoài


Các dự án nước ngoài đơn vị tư vấn thiết kế thường chỉ làm 2 loại bản vẽ:

Bản vẽ phương án sơ bộ ( Concept drawing)
Bản vẽ chấp thuận ( Approved drawing)

Bản vẽ chấp thuận thể hiện được toàn bộ ý đồ thiết kế cũng như các các loại vật liệu sử dụng trong dự án. Đây là bản vẽ được căn cứ để chủ đầu tư làm việc với các nhà thầu thi công như nhà thầu xây dựng, nhà thầu hoàn thiện, nhà thầu cơ điện ME...

Tuy nhiên, bản vẽ Approved chỉ là bản vẽ phương án và để thi công, nhà thầu thi công sẽ phải thực hiện một bước tiếp theo là làm bản vẽ Shop drawing, đây là bản vẽ chi tiết nhất làm căn cứ để thi công trên công trường.

Về cơ bản, bản vẽ Shop do nhà thầu thi công thực hiện nên bản vẽ Shop drawing luôn chính xác và chi tiết hơn nhiều so với bản vẽ thi công mà cách các dự án trong nước đang thực hiện.

3. Bản vẽ Shopdrawing là gì?


Theo wikipedia: A shop drawing is a drawing or set of drawings produced by the contractor, supplier, manufacturer, subcontractor, or fabricator.[1] Shop drawings are typically required for prefabricated components. Examples of these include: elevators, structural steel, trusses, pre-cast concrete, windows, appliances, cabinets, air handling units, and millwork. Also critical are the installation and coordination shop drawings of the MEP trades such as sheet metal ductwork, piping, plumbing, fire protection, and electrical. Shop drawings are produced by contractors and suppliers under their contract with the owner. The shop drawing is the manufacturer’s or the contractor’s drawn version of information shown in the construction documents.[1] The shop drawing normally shows more detail than the construction documents. It is drawn to explain the fabrication and/or installation of the items to the manufacturer’s production crew or contractor's installation crews. The style of the shop drawing is usually very different from that of the architect’s drawing. The shop drawing’s primary emphasis is on the particular product or installation and excludes notation concerning other products and installations, unless integration with the subject product is necessary.[1]

Bản vẽ shop là bản vẽ hoặc bộ bản vẽ được lập bởi nhà thầu, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà thầu phụ hoặc nhà chế tạo. [1] Bản vẽ cửa hàng thường được yêu cầu cho các thành phần tiền chế. Ví dụ về những
sản phẩm này bao gồm: thang máy, kết cấu thép, vì kèo, bê tông đúc sẵn, cửa sổ, thiết bị, tủ, bộ xử lý không khí và nhà máy. Bản vẽ shop rất quan trọng khi lắp đặt và phối hợp của các ngành nghề MEP như ống kim loại tấm, đường ống, hệ thống ống nước, phòng cháy chữa cháy và điện. Bản vẽ shop được sản xuất bởi các nhà thầu và nhà cung cấp theo hợp đồng của họ với chủ sở hữu. Bản vẽ shop do nhà sản xuất, hoặc nhà thầu rút ra phiên bản thông tin được thể hiện trong các tài liệu xây dựng. [1] Bản vẽ shop thường hiển thị chi tiết hơn các tài liệu xây dựng. Nó được vẽ để giải thích việc chế tạo và / hoặc lắp đặt các mặt hàng cho đội sản xuất của nhà sản xuất hoặc đội lắp đặt của nhà thầu. Phong cách vẽ của cửa hàng thường rất khác so với bản vẽ của kiến ​​trúc sư. Bản vẽ shop nhấn mạnh chính là một sản phẩm cụ thể hoặc cài đặt và không bao gồm ký hiệu liên quan đến các sản phẩm và cài đặt khác, trừ khi việc tích hợp với sản phẩm chủ đề là cần thiết. [1]

4. Các loại bản vẽ Shopdrawing


Tùy vào từng nhà thầu và các hạng mục thi công mà có nhiều loại bản vẽ Shop drawing:

Shop drawing phần xây dựng
Shop drawing phần kết cấu thép
Shop drawing hạng mục ốp lát
Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
Shop drawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà, …

Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop drawing trở nên dễ dàng với độ chính xác tuyệt đối.

5. Kết luận


1. Khi làm theo LXD VIỆT NAM thì không lập bản vẽ shop.

2. Bản vẽ shop do nhà thầu, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà thầu phụ hoặc nhà chế tạo lập.

3. Bản vẽ shop thường hiển thị chi tiết hơn thiết kế chấp thuận ( theo kiểu nước ngoài). Nó được vẽ để giải thích việc chế tạo và / hoặc lắp đặt các mặt hàng cho đội sản xuất của nhà sản xuất hoặc đội lắp đặt của nhà thầu.

Trường hợp thi công trong dự án nước ngoài, nhà thầu phải lập shopdrawing trên cơ sở thiết kế chấp thuận thì mới có thể thi công được. Chủ đầu tư/ nhà thầu giám sát phải kiểm tra, chấp thuận bản vẽ shop để triển khai thi công, giám sát và nghiệm thu. Bản vẽ hoàn công được lập trên cơ sở bản vẽ shop.

4. Nếu thực hiện theo LXD thì khi thiết kế BVTC chưa đủ thông tin để thi công, Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả bao gồm sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh giao cho nhà thầu thi công. Nhà thầu thi công không phải lập shop drawing. Trường hợp nhà thầu lập thì cũng chỉ là tài liệu nội bộ để giải thích và hướng dẫn cho các tổ đội của mình. Chủ đầu tư/ nhà thầu giám sát không có trách nhiệm kiểm tra bản vẽ shop. Thiết kế BVTC được phê duyệt là căn cứ thi công, giám sát và nghiệm thu. KHÔNG LẬP BẢN VẼ HOÀN CÔNG TRÊN CƠ SỞ BẢN VẼ SHOP DO NHÀ THẦU LẬP.

Lê Văn Thịnh
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

1 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Cách triển khai bản vẽ với các dự án quốc tế
    Thiết kế phương án sơ bộ (Concept design)
    Thiết kế cơ sở ( Schematic design)
    Thiết kế kỹ thuật ( Development design / technical design)
    Thiết kế xây dựng / chi tiết ( Construction design/Detailed design)
    Bước thiết kế của nhà thầu (Shop drawings) chỉ để nhà thầu phối hợp để thi công

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn