Bí ẩn quả địa cầu cổ chế tác ở Trung Quốc 400 năm trước

Đây là một trong những quả địa cầu đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc vào những năm đầu của thế kỷ thứ 17 (chính xác là năm 1623, dưới thời nhà Minh) và là cái cổ nhất còn tồn tại, hiện lưu giữ tại Thư viện Anh (British Library), London. Trước khi được chuyển sang Anh quốc vào thế kỷ 20, nó được coi là một bảo vật và nằm trong Cố cung Bắc Kinh suốt hàng trăm năm.




Nhưng làm thế nào mà người Trung Quốc thời bấy giờ đã biết rõ về hình dạng và vị trí địa lý của châu Mỹ mà thể hiện được lên quả địa cầu này? Đơn giản bởi vì, nó thật ra không được chế tạo bởi người Trung Quốc, mà bởi hai nhà truyền giáo Dòng Tên: cha Nicolò Longobardi (1559-1654) người Ý - lúc đó đang là Bề trên Tổng quyền của Dòng Tên tại Trung Quốc và cha Manuel Dias (1574–1659) người Bồ Đào Nha. Hai cha đã ký tên tiếng Trung Quốc của mình, Long Hua-min (龍華民) và Yang Ma-no (陽瑪諾), lên quả địa cầu bằng gỗ có đường kính hơn nửa mét này.

Bí ẩn quả địa cầu cổ có từ 400 năm trước ở Trung Quốc
Bí ẩn quả địa cầu cổ có từ 400 năm trước ở Trung Quốc

Cha Longobardi và cha Dias đã cố gắng giới thiệu những kiến thức mới mẻ trên quả địa cầu của mình sao cho dễ hiểu nhất với người Trung Quốc. Dù đã biết Trái Đất có hình cầu từ thời Hy Lạp Cổ Đại nhưng bản thân người châu Âu cũng ít khi dùng quả địa cầu để biểu diễn hình dạng này mà vẫn thường biểu diễn hình dạng Trái Đất lên một mặt phẳng (bản đồ). Trái lại, người Trung Quốc thật sự nghĩ rằng Trái Đất phẳng cho tới khi họ tiếp xúc với các nhà truyền giáo Dòng Tên vào thế kỷ 16-17. Đương thời cách vẽ bản đồ của họ cũng rất khác so với người phương Tây: Họ thường vẽ nước Trung Quốc chiếm phần diện tích lớn nhất ở chính giữa bản đồ còn những nước khác so với Trung Quốc chỉ như những cái chấm nhỏ. Vì vậy để thuyết phục người Trung Quốc (mà đối tượng được nhắm đến trước tiên là giới quan lại, trí thức và những người có ăn học) chấp nhận những quan điểm mới và có thể dễ dàng hình dung ra Thế Giới mà mình đang sống, hai cha đã chế tạo một quả địa cầu, đồng thời ghi luôn cách chứng minh Trái Đất hình cầu qua việc quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bằng chữ Hán lên trên đó. Cùng với đó là các lý thuyết về kinh độ, vĩ độ, cũng như những phát kiến địa lý mới nhất của người phương Tây (hình dạng địa lý của châu Mỹ, châu Phi, Mũi Hảo Vọng, đảo New Guinea, eo biển Torres,...) cũng được thể hiện một cách hết sức chi tiết.

Không chỉ có vậy, hai cha (giống như những vị giáo sĩ tiền nhiệm của mình) còn kết hợp khoa học Tây phương với những tinh hoa của khoa thiên văn, địa lý Trung Quốc mà họ đã nghiên cứu được trong nhiều năm sinh sống và truyền đạo tại đất nước này. Ví dụ như về vấn đề từ tính trái đất (terrestrial magnetism) mà một số hiểu biết của người Trung Quốc có vẻ như đã đi trước châu Âu cũng được hai cha ghi rõ trong các chú thích trên quả địa cầu. Tất cả kết hợp lại tạo nên một mô tả chính xác nhất về Trái Đất cho tới lúc đó và cũng là một hiện vật tiêu biểu cho quá trình giao lưu văn hóa - khoa học - tri thức giữa phương Đông và phương Tây.

Thông tin về quả địa cầu này trên trang web của Thư viện Anh: bl.uk/collection-items/chinese-terrestrial-globe

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn