Cách thi công hố thang máy: nên chọn loại khung thép hay cột bê tông

Để lắp đặt được thang máy thì phải cần có hệ thống hố thang được dựng từ tầng thấp nhất cho đến tầng trên cùng. Có hai cách thi công hố thang máy đó là dựng cột bê tông và xây tường gạch và hai là dựng hệ kết cấu khung thép. Vậy nên chọn phương án nào trong hai cách kể trên ?

Theo thống kê thì hiện nay phương án xây dựng hố thang bằng cột bê tông hoặc đúc bê tông nguyên khối được áp dụng phổ biến cho các dạng công trình từ thang gia đình cho đến thang máy cho các tòa nhà cao ốc, còn khung thép thì ít gặp hơn.

1. Thi công hố thang máy bằng cách dựng cột bê tông và xây tường gạch.

Hố thang máy dựng cột 200 x 200





Ưu điểm:

Chi phí xây dựng thấp
Tính đồng bộ cao, dễ liên kết với hệ kết cấu và cột của công trình
Độ bền cao
Dễ thi công, không cần phải nhờ đến nhà thầu phụ. Thi công theo bản vẽ thiết kế và giám sát của công ty cung cấp thang máy.

Nhược điểm

Thời gian thi công thường kéo dài, tuy nhiên nếu là nhà xây mới ngay từ đầu thì không thành vấn đề.
Tốn nhiều diện tích nếu dựng cột 200mm x 200mm và xây tường dày 200mm. Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp tiết kiệm diện tích ngay sau đây, xin hãy tiếp tục theo dõi.
Sai số xây dựng lớn
Phương án thi công hố thang máy tiết kiệm diện tích:

Với những công trình có diện tích bé thì bên cạnh phải chọn loại thang máy loại nhỏ, càng nhỏ cang tốt thì cũng cần phải tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng hố thang, chính vì thế chúng tôi đã đưa ra phương án xây dựng hố thang sau đây.

Hố thang vẫn thi công theo phương án dựng cột bê tông + xây tường gạch, tuy nhiên cột sẽ làm cột dạng dẹt có kích thước 100mm x 300mm và tường cũng xây dày 100mm.

Như vậy, nếu chọn cách thiết kế hố thang máy và thi công như vậy sẽ giúp tiết kiệm mỗi chiều là 200mm.

2. Dựng hố thang máy bằng kết cấu khung thép

Thay vì cột bê tông thì bốn góc của hố thang sẽ được dựng bằng thép hình I hoặc V, hệ thống dầm ngang dùng théo U còn phần ốp xung quang sẽ dùng các vật liệu như ốp gỗ, ốp kính, ốp tấm thạch cao hoặc alumium.



Ưu điểm:

Tiết kiệm diện tích: Nếu so với phương án xây từng 100mm thì tiết kiệm được 60mm mỗi chiều, còn với tường xây gạch dầy 200 thì tiết kiệm được tận 260mm mỗi chiều.
Thời gian thi công nhanh, vệ sinh sạch sẽ

Nhược điểm:

Chi phí cao: Nếu dựng một khung thép cho thang máy loại 350kg, kích thước hố máy gia đình là 1500mm x 1500mm thì chi phí khoảng 70 triệu đồng chưa kể tiền ốp xung quanh.
Độ bền không cao như cột bê tông
ho thang may bang thep

Thang máy được đặt trong lòng thang bộ và hố thang dựng bằng khung thép

Từ những thông tin trên thì nên chọn cột bê tông tường gạch hay khung thép. Để lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất thì cần phải dựa trên các tiêu chí, nhu cầu, điều kiện thi công thực tế và số tiền đầu tư dành cho hạng mục thang máy của chủ đầu tư.

Nên dựng cột bê tông tường gạch nếu:

Diện tích xây dựng thoải mái
Là nhà xây mới
Nên chọn khung thép nếu

Diện tích xây dựng nhỏ
Là nhà cải tạo mà vị trí đặt thang máy có kích thước hạn chế, cần thời gian thi công nhanh và phương án thi công sạch sẽ
Nếu là thang máy quan sát hố thang được ốp bằng kính
Nếu chủ đầu tư chịu chi, chênh lệch chi phí giữ dựng khung thép và cột bê tông không quá quan trọng

phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn