Tại sao âm thanh trong khán phòng nhà thờ lại nghe du dương?

Bên trong khán đài nhà thờ
Bên trong khán phòng nhà thờ Pantheon
Lịch sử kiến trúc Châu Âu, trong suốt 2000 năm - nói không ngoa, là lịch sử xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo.
Song song với trang trí và các giải pháp về vật liệu, âm học kiến trúc của nhà thờ đã được hoàn thiện trong suốt 20 thế kỷ đó.
Ngày nay, người ta khảo sát âm thanh trong nhà thờ bằng kiến thức vật lý đơn thuần mà quên khuấy đi rằng nó được thiết kế bằng những đôi tai trác tuyệt nhất - trước khi có khoa học về âm thanh rất lâu. Nên nhớ, 100% nhạc sĩ cổ điển vĩ đại nhất của nhân loại đều xuất thân từ nhà thờ. Cho nên, nếu chỉ biết âm học kiến trúc thông qua vật lý âm thanh; e là còn nông cạn lắm vậy.
...
Khi ghé tai vào miệng của một cái chai thuỷ tinh, chúng ta nghe thấy âm u...u... Chai kích thước khác nhau, sẽ cho âm thanh khác nhau. Cái đó được gọi là tần số cộng hưởng chung. Nó được tính toán bằng trung bình nhân các tần số thành phần.


Cây đàn guitar thì phức tạp hơn: nếu khảy một dây nhất định, sau một xíu rồi giữ ngay dây đó không cho rung nữa; thĩ cũng nghe thấy tiếng u...u trong thùng đàn. Tuỳ từng hãng đàn mà phổ tần ưu tiên sẽ khác nhau: Yamaha sẽ khác Matsouka, sẽ khác Arial, v.v...
Ở mỗi loại đàn, tuy giống nhau về "chất" do có chung kích thước, loại gỗ; nhưng mỗi cây guitar lại có một "giọng" riêng. Không cây guitar nào giống hệt cây nào.
Đó là do sớ, vân và những cấu trúc vi thể của gỗ làm đàn. Sau một thời gian chơi, nó được "sắp xếp" lại với tần số cộng hưởng nào đó tuỳ thuộc người chơi nhạc. Người ta gọi là đàn đã "bể tiếng".
Thực ra lúc này cây đàn mới có giọng riêng. Được quy định bởi một phổ tần phức tạp. Có những giọng đầy đặn, và có những giọng khào khào. Giống như Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà vậy.
Và "cái giọng" của mỗi cây đàn được quy định bởi phổ âm thanh. Giọng càng hay, hệ thống bồi âm càng đầy đặn.
Bây giờ hãy tưởng tượng cái thùng đàn được phóng lớn bằng... khán phòng của nhà thờ. Rõ ràng, mỗi cái nhà thờ sẽ có một "giọng" riêng.
mái vòm bên trong khán đài nhà thờ cổ Pantheon
Mái vòm khán phòng nhà thờ Pantheon
HỆ THỐNG BỒI ÂM
Nói vắn tắt là, có 7 nốt nhạc trong âm nhạc phương Tây (là đô, rê, mi, fa, sol, la, si), tạo nên thang âm phổ biến nhất là "đô trưởng", đi kèm với nó là thang "la thứ" (tự nhiên). Và phải "vịn" vào mấu chốt này nếu muốn tính toán âm hình phòng nhà thờ.
Vậy thì cứ lựa dải tần tương ứng với 7 nốt là xong?
Thế thì dễ quá. Đâu có đơn giản như vậy?
Vấn đề là chỉ có 7 nốt nhạc thôi. Nhưng có nhiều nốt đi với nhau nghe xuôi tai. Lại có những nốt đi với nhau nghe thật chướng. (Thời trung cổ có nhiều nhạc sĩ phải lên giàn hoả vì kiểu hoà âm chói tai này: giáo hội gọi họ là bọn tà giáo).
Và lý thuyết hoà âm ra đời để xử lý mấy vụ đó. Tất nhiên, chúng ta sẽ không quan tâm đến các kiểu hoà thanh "chó sói" hay các kiểu hoà âm của Blue, Jazz, v.v..., cái chúng ta quan tâm sao cho ra một khán phòng du dương theo kiểu cổ điển.
Và 7 nốt nhạc trên sẽ đẻ ra vô số nốt bồi âm theo các quãng 3, 5, 8. Và số bồi âm (theo tần số mong muốn) càng nhiều; "giọng" của thính phòng càng ngọt ngào và đầy đặn. Tất nhiên là phải "khử" cái bọn tần số "chỏi tai".
Mặt cắt ngang mái vòm
Mặt cắt ngang mái vòm khán phòng nhà thờ Pantheon cho thấy
ngoài tác dụng trang trí mỹ thuật ra nó còn giúp cho âm thanh
 bên trong khán phòng nghe rõ hơn và du dương hơn
Tới level này thì đã bắt đầu bước tới ngưỡng của một nhạc sĩ hoà âm.
Cho nên khảo sát mấy cái dải óc ta 125, 250, 500, 1000, 2000 hz... như sách giáo khoa thì thật vụng về và thô thiển.
Còn thời Trung cổ, các kiến trúc sư đâu có biết gì về nhạc lẫn vật lý đâu mà sao vẫn làm được? Đó là nhờ vào các thức MODE để các nhà thiết kế căn chỉnh âm thanh trong khán phòng sao cho dễ nghe. Trong hệ thống lý thuyết âm nhạc phương Tây, “Mode” là một dạng thang âm kết hợp với một tập hợp các điệu thức đặc trưng. Mode đã trở thành một phần trong tư duy âm nhạc phương Tây từ thời Trung Cổ, lấy cảm hứng từ lý thuyết âm nhạc Hy Lạp cổ đại. Cái tên “Mode” có nguồn gốc từ tiếng Latin là Modus mang các ý nghĩa “đo lường, tiêu chuẩn, cách thức, kích thước, giới hạn số lượng, phương pháp”( MODUS : measure, standard, manner, way, size, limit of quantity, method).
Trong tiếng Việt không có từ tương đương với từ Mode trong tiếng Anh, vì vậy trong khi chuyển ngữ cho người đọc dễ hiểu và dễ nắm bắt chúng tôi tạm dịch là “ Điệu thức”. Như chúng ta đã biết thuật ngữ “ Điệu thức” trong âm nhạc bao gồm điệu thức trưởng, điệu thức thứ… Tuy nhiên ở phạm vi rộng hơn, trong âm nhạc dân tộc Việt chúng ta có điệu thức nam, điệu thức bắc, oán, quảng v.v…Đối chiếu với âm nhạc tây phương có các Mode Ionian, Dorian …
Để cảm nhận rõ hơn âm thanh trong khán phòng nhà nhờ mời các bạn cùng lắng nghe cô Malinda hát thử bên trong khán phòng của nhà thờ cổ kiểu Pantheon như thế nào nhé
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn