Cung đường sắt tuyệt đẹp ngang đèo Hải Vân với tuổi đời hàng trăm năm

Một bạn ở Huế vừa gửi cho tôi một loạt ảnh về cung đường sắt  băng qua vách núi rất ấn tường vào ngày hôm qua. Thoạt nhìn, tôi cứ ngỡ đây là ảnh chụp một cung đường sắt nào đó tận bên châu Âu như Thụy Sỹ , Pháp hay Ý chẳng hạn..


Tuy nhiên khi nhìn kỹ lại thì thấy hình đoàn tàu trên vài bức ảnh có vẻ quen quen. Khi phóng to dòng chữ in trên thân tàu thì tôi mới biết đây là ảnh chụp đường sắt ở Việt Nam.

Cùng ngắm những hình ảnh tuyệt đẹp của cung đường sắt ấn tượng này

ảnh chụp cung đường sắt ngang dòng suối
Một đoạn đường uốn cong bắc ngang qua dòng suối nhỏ


cung đường sắt nhìn từ trên cao
Ảnh chụp đoàn tàu đang đi ngang cung đường uốn lượn như một dải lụa tuyệt đẹp

cầu đá nhìn từ bên dưới
Cây cầu đá tuyệt đẹp có tuổi đời hàng trăm năm còn giữ lại những vòm cuốn bằng đá đẹp mê hồn


Một vài thông tin lịch sử hình thành


Hóa ra đây là một đoạn trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Lăng Cô - Hải Vân. Tò mò, bèn vào google tìm kiếm 1 chút thông tin về đường sắt Việt Nam, và được biết như sau:



“Tuyến đường sắt Việt Nam do người Pháp cho xây dựng, bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên rời Sài Gòn vào ngày 20/7/1885. Nhưng đến năm 1886 thì tuyến đường này mới được thông tuyến hoàn toàn.

Đến năm 1897, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho mới chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của một số địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn đề xây dựng đường sắt trên toàn Đông Dương đã được đặt ra để nghiên cứu thực hiện. Đó cũng là mục tiêu lớn của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Theo biên bản phiên họp ngày 6/12/1897 của Hội đồng Tối cao Đông Dương, “Hội đồng đã quyết định thông qua kế hoạch tổng thể về đường sắt Đông Dương gồm:


1. Tuyến đường sắt lớn từ Sài Gòn, chạy suốt Trung Kỳ, qua các tỉnh Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế đến Hà Nội, nối tiếp với tuyến đường Hà Nội - Quảng Tây (Trung Quốc).
2. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Vân Nam (Trung Quốc).
3. Tuyến Savannakhet (Lào) - Quảng Trị.
4. Tuyến Qui Nhơn - Kon Tum.
5. Tuyến Sài Gòn - Phnompenh.
Tổng chiều dài các tuyến khoảng 3.200 km.
Tại phiên họp ngày 14/9/1898, Hội đồng nhất trí ưu tiên xây dựng trước các tuyến đường:
1. Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai
2. Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc)
3. Hà Nội - Nam Định - Vinh
4. Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị
5. Sài Gòn - Khánh Hòa qua cao nguyên Langbian (Đà Lạt)
6. Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ.
Kế hoạch xây dựng các tuyến đường này đươc Chính phủ Pháp thông qua bằng đạo luật ngày 25/12/1898. Theo đạo luật này, Toàn quyền Đông Dương được tạm ứng 200 triệu francs cho chi phí xây dựng. Ngay sau đó, các tuyến đường lần lượt được thi công”.
Sau đó, các đoạn đường trong hệ thống đường sắt Trans-Indochinois (xuyên Đông Dương) này lần lượt hoàn thành:
- Đoạn Hải Phòng - Hà Nội đi vào hoạt động ngày 11/8/1902.
- Đoạn Hà Nội - Việt Trì đi vào hoạt động ngày 15/12/1903.
- Đoạn Việt Trì - Yên Bái đi vào hoạt động ngày 1/5/1904.
- Đoạn Yên Bái - Lào Cai đi vào hoạt động ngày 1/2/1906.
Như vậy đến đầu năm 1906, toàn tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đã hoàn thành và đi vào khai thác.
Kế tiếp là tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, hoàn thành và đi vào khai thác từ đầu năm 1905. Cụ thể:
- Đoạn Hà Nội - Ninh Bình đi vào hoạt động ngày 9/1/1903.
- Đoạn Ninh Bình - Hàm Rồng đi vào hoạt động ngày 20/12/1904.
- Đoạn Hàm Rồng - Vinh đi vào hoạt động ngày 17/3/1905.
Tiếp theo là tuyến đường sắt Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị, hoàn tất vào cuối năm 1908, theo hai giai đoạn:
- Đoạn Đà Nẵng - Huế đi vào hoạt động ngày 15/12/1906.
- Đoạn Huế - Quảng Trị đi vào hoạt động vào cuối năm 1908.
Sau đó, các tuyến đường sắt khác, là: Đà Nẵng - Nha Trang, Sài Gòn - Nha Trang, Hà Nội - Vinh… tiếp tục được xây dựng.
Đến ngày 1/10/1936 thì toàn bộ tuyến đường sắt Trans-Indochinois (xuyên Đông Dương) đã được người Pháp xây dựng hoàn tất.
Ngày 2/10/1936, chính quyền Pháp ở Việt Nam chính thức khánh thành tuyến đường sắt Bắc Nam, từ Hà Nội đến Sài Gòn có chiều dài là 1.730 km.
Những toa xe dùng trên tuyến đường sắt Đông Dương lúc bấy giờ là loại toa voitures-couchettes. Ngoài ra có toa voiture-restaurant lắp điều hòa nhiệt độ. Đầu máy kéo đoàn tàu là thường là máy hơi nước, hiệu Mikado”.


nhà ga nằm giữa rừng
Nhà ga nằm giữa cánh rừng xanh biếc được bảo tồn nguyên vẹn


cung đường nhìn từ biển vào
Cung đường sắt hòa quyện vào cảnh vật núi non và biển cả nơi đây

ảnh chụp phía trên cầu đá
Ảnh chụp phía trên cầu đá cổ bắc ngang khe suối


Một vài thông tin tham khảo về bộ ảnh đẹp

-Giới thiệu: Nguoi-nuoc-hue
-Photo: Kelvin-long
-Trọn bộ album ảnh đẹp của cung đường sắt độc đáo ở đây nhé : https://drive.google.com/drive/folders/1eB4rHlim-0-2EXaJ52eMGeDBtevhspua
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

1 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Người Pháp đã để lại cho Việt Nam những công trình quả đáng nể..Hệ thống đường sắt này được xem như là đầu tiên và cực kỳ hiện đại nhất châu Á thời bấy giờ..

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn