Những lưu ý thiết kế cầu thang bộ nhà phố.


Qua thực tế cũng như trên những trang và người rao bán bất động sản, tôi rất hay gặp các hình ảnh cầu thang bộ khác nhau. Cũng qua đó thì thấy rằng đa số do tính chất nhà phố tiết kiệm diện tích nên cầu thang thường được làm nhỏ và cuốn không có chiếu nghỉ. Tuy thang cuốn liên tục kết hợp với tay vịn cũng khá đẹp nhưng nó lại bất tiện khi nhà có người cao tuổi cần đi lại ít nhiều. Căn cứ vào nguyên lý kiến trúc và kinh nghiệm, tôi chia sẻ mấy ý sau:
Những lưu ý thiết kế cầu thang bộ trong xây nhà ở riêng lẻ.
Cầu thang nhà phố nên bố trí một chiếu nghỉ nhỏ để đảm bảo việc đi lại được
thuận tiện, nhất là đối với những người lớn tuổi.



- Kết cấu: nên đồng nhất với kết cấu chung của toàn nhà (Bê tông, Thép, Gỗ..). Nó vừa đảm bảo phong cách kiến trúc, vừa tiện lợi thiết kế và thi công cũng như mua vật liệu. Nếu có làm khác kiểu, thí dụ nhà xây BTCT làm thang thép, thì nên áp dụng cho thang phụ hoặc nhà có diện tích quá nhỏ (dưới 30 m2). Ngoài ra với 1 số nhà cần ánh sáng, thông gió trục đứng thì cũng có thể xem xét làm thang thép cho thoáng.


- Vật liệu thang: tôi thấy ngoài gỗ toàn bộ, thì đẹp nhất là thang BTCT, kết hợp xây trát. Lát mặt bằng gỗ (lát bậc chứ không nên ốp cả) và tay vịn cũng bằng gỗ. Kiểu thang này vừa thẩm mỹ, bền, dễ lau chùi, không bị trơn khi dính nước, lại giúp người sử dụng thấy mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra kiểu thang hiện đại và rẻ hơn một chút khi thay tay vịn gỗ bằng kim loại và lát granito hoặc gạch gốm. Không nên lát đá vì lạnh và dễ trơn trượt. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều mẫu thang sắt mặt bậc gắn gỗ khá đẹp.
- Vị trí và phương án mặt bằng: Trong các tài liệu về nguyên lý kiến trúc đã nói nhiều. Tôi chỉ xin chia sẻ thêm là KHÔNG nên làm thang không có chiếu nghỉ, trừ những trường hợp bất đắc dĩ về diện tích ở. Cụ thể, với bề rộng nhà ~3m thì hầu hết phải chấp nhận thang cuộn, nhưng khoảng 3m9 trở lên thì chắc chắn bố trí được chiếu nghỉ. Bề rộng vế thang tối thiểu 70cm có thể đi được (với thang sắt), nhưng nên làm 90cm trở lên. Khoảng hở giữa thang là nên có, ít nhất 15-20cm nhưng tùy mặt bằng nhà để bố trí to nhỏ cho phù hợp.
- Về thiết kế và thi công: Với nhà ở riêng lẻ quy mô nhỏ, việc tính toán và thi công cầu thang bộ vẫn là khó nhất. Đa số các đội thợ chỉ có được 1-2 người biết làm cầu thang bộ. Nếu ai đã từng nhìn thợ trát gầm thang thì sẽ hiểu: nó còn khó hơn trát trần nhà! Có một câu mà ngưòi thợ đã nói trước kia rất chuẩn cho nó: "Da thịt bằng nhau". Tức là khi làm thô và hoàn thiện phải phù hợp với nhau để khoảng cách từ mặt bậc đến mặt đáy vế thang là không đổi. Như vậy, người giám sát và người thợ đều phải hiểu một chút về hình học để tính được kích thước bậc; độ dài theo phương chéo, cũng như đảm bảo khoảng cách giữa các bậc là bằng nhau. Một lưu ý nữa là do lớp lát sàn và ốp lát thang không giống nhau nên khi tính phần thô của thang cần phải có bù, trừ hao để hoàn thiện về đúng được khích thước bậc yêu cầu. Việc áp dụng vào thực tế cho thấy đa số kích thước thực và kích thước trên bản vẽ thiết kế thang bộ cũng khác nhau, đó là ở sự linh hoạt của người làm để có được kết quả tốt nhất.
Tôi đã tự lập cho mình một file thư viện mặt bằng cho các cầu thang bộ khác nhau để tiện đưa vào các trường hợp thiết kế.Mong có các ý kiến trao đổi thêm từ mọi người nhé. Bạn nào cần chia sẽ file thư viện mẫu cầu thang đẹp thì vui lòng để lại lời nhắn hay commnent ở bên dưới nhé
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn