Ý nghĩa của " Môn đăng hộ đối " mà không phải ai cũng biết

Nếu ai đã từng có dịp đi du lịch sang Trung Quốc, ghé thăm các khu phố cổ sinh sống họ sẽ thấy trên các cánh cổng của tòa nhà cổ kính đều có các "mắt của" trang trí phía ngoài. Người dân nơi đây gọi là “mén zān” ( 门 簪 : nghĩa là môn trâm).




1. Hình ảnh mô tả các vật dụng trang trí cổng vào của người Hoa

Hình chụp mẫu cổng truyền thống của ngôi nhà của người Hoa
Mẫu trang trí truyền thống của người Hoa
bao gồm mắt cửa và hộ đối


Người Hoa gọi “mắt cửa” là môn trâm (cây trâm cài cửa). Trâm chính là cây cài buộc tóc truyền thống của người phụ nữ Á Đông hay dùng, đồng thời cũng là vật để trang trí và tạo dáng cho mái tóc thêm phần quý phái. 

2. Giải thích các từ tiếng Hoa chỉ Môn Đăng hộ đối

Tham khảo thêm nhiều tài liệu, tôi còn biết được người Hoa họ gọi “mắt cửa” là "mén dēng" (门 当: môn đăng) 

Ngoài ra với hai trụ đá gắn ở hai bên bậc cửa của những tòa biệt phủ của các bậc vương tôn, quý tộc, hào phú…họ gọi là "hù duì" (户 对: hộ đối).



 Khi chúng ta kết hợp hai từ trên thành một  câu  hoàn chỉnh sẽ thành "mén dēng hù duì" 门 当 户 对 (môn đăng hộ đối), nghĩa là “từ ngoài cửa cho đến trong nhà đều tương xứng”, 



NHư vậy nghĩa đen của từ "môn đăng hộ đối" chính là  hình dáng tráng trí của cái cổng bên ngoài bao gồm mắt cửa và hai trụ đá bên ngoài mà qua đó phân biêt thứ bậc tròng xã hội của gia đình sống bên trong vương giả, quyền quý hay bình dân.  Dần dần câu này mang một nghĩa bóng mà hầu như ai cũng biết được đó là  “việc chọn vợ gả chồng cho con cái phải xứng hợp với gia thế và địa vị của cả hai bên". 
Mắt cửa tại Hội AN
Hình mắt cửa được trang trí đẹp mắt của ngôi nhà cổ tại Hội AN


3. Biến thể trang trí  Mắt của ở Hội AN


Có một điều khá thú vị là ngay tại Hội An của Việt nam, những ngôi nhà cổ do cộng đồng người Hoa xây dựng nên cũng có những "mắt cửa" trang trí như thế này ở bên ngoài với hơn 20 loại trang trí mắt của khác nhau ở đây như: hình hoa cúc, hình thái cực đồ; hình bát quái,  hình hổ phù, hình quả Phật thủ,hay hình bát giác...

Như vậy chỉ còn thiếu đôi trụ đá ở hai bên là chúng ta sẽ có một phiên bản " môn đăng hộ đối" của Việt nam phải không nào.



Mắt của hình thái cực đồ tại Hội an
Hy vọng đến đây có thể giải đáp cho các bạn ý nghĩa của từ Môn đăng hộ đối là như thế nào và đồng thời cũng biết được một nét văn hóa khá lý thú của người Hoa nữa nhé. 

Để tìm hiểu thêm về kiểu mắt cửa đã được Việt hóa một cách phong phú như thế nào tại Hội An mời các bạn tham khảo ở bài bên dưới nhé:  Những "mắt cửa" trang trí độc đáo ở Hội AN

4.Ý nghĩa ẩn dụ của câu thành ngữ đối với người Việt nam


Câu thành ngữ gốc của người Hoa là 门 当 户 对 (môn đương hộ đối), nghĩa là “từ ngoài cửa cho đến trong nhà đều tương xứng”, hàm ý “việc chọn vợ gả chồng cho con cái phải xứng hợp với gia thế và địa vị của cả hai bên. Nhưng trong thành ngữ tiếng Việt thì lại được chuyển thành 門 燈 戶 對 (môn đăng hộ đối) theo cách hiểu là "hai bên phải xứng hợp" khi nói về chuyện hôn nhân.  

Tham khảo theo: nguoi-nuoc-hue
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

2 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. https://www.facebook.com/reel/747271253581487?s=yWDuG2&fs=e

    Trả lờiXóa
  2. Ad có nhầm không nhỉ? Mình nhớ cái ở dưới mới là môn đăng chứ? Môn đăng hình tròn là của nhà quan võ (hình trống trận), quan văn thì môn đăng hình vuông (nghiên mực)

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn