Lý giải cách xưng hô QUA của vua Cà Fe

Vua cà fe Đặng Lê Nguyên Vũ
Vua cà fe luôn xưng QUA khi chỉ về mình
Vào chiều ngày hôm qua ngày 13/8, Vua ca fe Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện và tiếp xúc với các nhà báo trong hơn 4 tiếng đồng hồ tại quán cafe của Trung Nguyên trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, Sài gòn. Ông đã có cuộc chia sẽ khá thú vị về nhiều câu hỏi của các nhà báo từ các câu chuyện về kinh doanh, vè sự im lặng của ông bấy lâu này, về tủ sách 5 tỷ usd, thú chơi siêu xe và có cả những chuyện đời tư và gia đình mà các nhà báo đang quan tâm.
Trong cuộc trò chuyện khá dài này ông liên tục xưng QUA khi nói về mình khiến không it người bất ngờ. Vậy cách xưng hô chữ QUA đó băt nguồn từ đâu? 

Để hiểu được ý nghĩa của từ QUA này chúng ta thử tìm hiểu về cách xưng hô trong tiếng Hán như thế nào nhé. Có hai chữ Hán chủ yếu chỉ ngôi thứ nhất là Ngô 吾 và Ngã 我. Âm thời Hán của chúng đều là Ngã. Sau gần 1000 năm, nguyên âm [a] dần dần chuyển thành [ô], âm Hán Việt là Ngô, Quảng âm là Ngộ. Vì trong chữ Ngã 我 có chữ Qua 戈, người Hoa bắc thời Đường thường dùng âm Qua cho chữ Ngã. Lại thêm 1000 năm biến âm [a] chuyển thành [o], dẫn đến tiếng quan thoại ngày nay đọc Ngã bằng âm [quǒ].

Người Triều Châu rời Trung Nguyên xuống Hoa Nam và sau đó đến Việt Nam đã giữ nguyên Đường âm Qua để chỉ ngôi thứ nhất. Như vậy âm Qua của anh Vũ café có thể xuất hiện với các lý do sau:
  • 1. Dùng âm Triều Châu của các cư dân nam bộ đầu tiên. Cái này những người già lớn tuổi ở Sài Gòn vẫn còn dùng tuy nhiên về sau ngày càng mai một và sử dụng ít đi. CÒn những bạn nào ham đọc sách đều biết các tác phẩm văn học nổi tiếng và đầu thế kỷ 20 của các nhà văn SƠn Nam, Vương Hồng Sến đều có sử dụng từ QUA này
  • 2. Trong quá trình tu thiền, lõi Đường nhân của người Việt Nam hiện đại bất ngờ trồi lên trong tâm trí. Biết đâu với sự tiên phong của anh, vài chục năm nữa người Việt sẽ nhất loạt bỏ âm [Tôi] gốc Thái Tráng, chuyển qua Đường âm [Qua]. Đây sẽ là hiện tượng "bánh chưng lại gạo" trong ngôn ngữ, cực kỳ lý thú...Vài ví dụ cho qui luật biến âm [a] -> [ô]: Ba - Bố, Mai - Mối, Ngột - Ngạt, Hột - Hạt..
Như vậy có thể thấy âm [Qua] là Đường âm Trung Nguyên được người Triều Châu đem đến Việt Nam suốt một dải từ sông Gianh đến đảo Phú Quốc. 
Ngoài ra với bạn nào thích tìm hiểu hơn về ngôn ngữ, có một từ tương tự như âm QUA mà dân gian cũng hay sử dụng là âm [Bậu]
Âm [Bậu] chính là Hán âm trung đại của chữ Phụ 婦 (wife, lady, woman). [Phụ] là Mân âm, có thể đến Việt Nam thông qua hai triều đại Hoa kiều lừng lẫy là Lý và Trần. Âm Trung Nguyên thời Đường của chữ Phụ đã được các nhà ngữ âm học quốc tế tái tạo và phiên theo chuẩn IPA là [bǝ́w].
Như vậy có thể kết luận Qua và Bậu là Đường âm tại thủ đô Đại Đường. Những người dùng Qua và Bậu có xác suất là hậu duệ của Đường nhân rất cao.
Hy vọng qua sự phân tích ở trên các bạn cũng hình dung phần nào nguồn gốc của chữ QUA mà vua-cafe sử dụng để không khỏi phải thắc mắc nữa nhé. ref:Thai-Du-Truong
phodesign

⭐♡ Hãy cùng nhau chia sẽ những thông tin hay nhất về kiến trúc và các file mẫu bản vẻ đẹp nhé !.

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn