Thanh Hóa sẽ thành trọng điểm du lịch quốc gia?

Thanh Hoá là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với các sản phẩm du lịch vật thể và phi vật thể. Với 1.535 di tích, danh thắng, trong đó có 140 di tích được xếp hạng Quốc gia. Đặc biệt, năm 2011, di tích Thành nhà Hồ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 
Ngoài ra, còn có khu di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. 

Tỉnh Thanh Hoá cũng là nơi được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh và những bãi cát trắng, mịn với độ dốc vừa phải, nước biển xanh trong, rất phù hợp với nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ven biển… 

Đặc biệt, bãi biển Sầm Sơn đã được khai thác, xây dựng thành khu du lịch nổi tiếng cách đây hơn 100 năm.
{tocify} $title={Xem Nhanh}

Một góc Biển Sầm Sơn
Biển Sầm Sơn

Thanh Hoá nằm ở khu vực phía Bắc miền Trung, có thế mạnh về phát triển du lịch. Với những tiềm năng thiên nhiên phong phú, lợi thế về giao thông kết hợp với cơ chế, chính sách nhiều ưu đãi, hệ thống các khu du lịch ven biển, hứa hẹn nơi đây sẽ trở thành điểm đến thành công của các nhà đầu tư, góp phần biến tiềm năng thành hiện thực.

Đa dạng hoá loại hình du lịch 


Với nhận thức du lịch là một ngành công nghiệp không khói, thời gian qua, địa phương đã coi phát triển du lịch là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ biết khai thác tiềm năng nên ngành du lịch của địa phương đã có những bước phát triển to lớn. Đánh giá về sự phát triển du lịch của địa phương, đồng chí Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, trong giai đoạn 2006 - 2012, toàn tỉnh đã đón hơn 17,5 triệu lượt khách, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm. Lượng khách du lịch năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Riêng năm 2012, Thanh Hoá đã đón hơn 3,7 triệu lượt khách.
Với chiều dài bờ biển 102km, có nhiều bãi biển đẹp, để tiếp tục phát triển du lịch biển, biến tiềm năng thành hiện thực, hiện Thanh Hoá đang mời gọi đầu tư phát triển 9 khu du lịch ven biển hấp dẫn, như Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá); Khu du lịch sinh thái Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn); Khu du lịch Tiên Trang (huyện Quảng Xương); Khu du lịch Đảo Mê (Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia)… Tại thị xã Sầm Sơn, ngoài bãi biển đẹp, còn có địa danh nổi tiếng là dãy núi Trường Lệ với nhiều sắc thái văn hóa kết hợp các truyền thuyết tâm linh như hòn Trống Mái, Đền thờ thần Độc Cước, Đền Cô Tiên. Đây cũng là nơi được Bác Hồ nghỉ chân và kéo lưới với ngư dân bãi ngang khi về thăm Thanh Hoá. Núi Trường Lệ có diện tích 230 ha, với vẻ đẹp của thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, nhiều phong cảnh hùng vĩ, được coi là hòn ngọc của thị xã Sầm Sơn. 

Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái

Điểm đáng chú ý, Khu du lịch sinh thái Quảng Cư với diện tích 408 ha, có vị trí địa lý liền sông, liền biển ở phía Bắc thị xã Sầm Sơn được coi là điểm nhấn trong phát triển du lịch sinh thái. Với địa hình tự nhiên tuyệt đẹp, nhiều hồ nước, xung quanh là rừng phi lao, sẽ được Thanh Hoá phát triển thành khu du lịch sinh thái với các chức năng là khu resort 20ha, tổ hợp vui chơi giải trí 20ha, các tổ hợp dịch vụ thương mại khách sạn, khu du lịch văn hóa cộng đồng,… Nơi đây là một trong những trọng tâm kêu gọi đầu tư của địa phương để phát triển lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực Bắc miền Trung. Ngoài Khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu vực đường Hồ Xuân Hương nằm trong thị xã Sầm Sơn với diện tích 170ha, lâu nay được coi là điểm nhấn của du lịch tắm biển tại Sầm Sơn. Trong khu vực này, điểm quan tâm nhất của các nhà đầu tư chính là Trung tâm Hội nghị Quốc tế gắn với Quảng trường Biển, phố đi bộ nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch.

Suối cá thần thanh hóa
Suối cá thần nổi tiếng Thanh Hóa

Biến tiềm năng thành hiện thực



Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Hồi, mục tiêu mà ngành Du lịch Thanh Hoá hướng tới là phát triển du lịch Thanh Hoá trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Đây là một trong những động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, phấn đấu để Thanh Hoá trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia năm 2015 và trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu trên, hiện Thanh Hoá đang triển khai các giải pháp, đó là: Phát triển mạnh du lịch biển với sản phẩm chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh và văn hóa sinh thái cộng đồng. Chuẩn bị chu đáo để tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia - Thanh Hoá 2015.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, tập trung giới thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh đến với du khách. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch. Xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách không chỉ đối với những người trực tiếp làm du lịch mà còn đối với cả cộng đồng dân cư. 
Xây dựng các chính sách ưu đãi, quan tâm để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Thanh Hoá. Coi đây là yếu tố quan trọng để biến du lịch Thanh Hoá không chỉ ở dạng tiềm năng mà sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước trong giai đoạn sắp tới.

Vùng cao Thanh Hóa
Vùng cao Thanh Hóa còn giữ lại nét hoang sơ tuyệt đẹp

Làm gì để Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch quốc gia?


Làm gì để Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia là nội dung chính trong buổi gặp mặt, lắng nghe ý kiến của đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, với các cán bộ nhiều năm làm công tác du lịch; các nhà nghiên cứu; hiệu trưởng các trường đào tạo nghề du lịch; hiệp hội du lịch; một số doanh nghiệp, khách sạn và lãnh đạo một số địa phương có các di tích, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế phát triển chung của ngành du lịch, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, kinh tế du lịch có bước phát triển, điều đó được thể hiện qua các số liệu về số lượng khách du lịch, ngày khách, doanh thu, nộp ngân sách và thu hút lao động giải quyết việc làm,v.v… Đã có giai đoạn, kinh tế du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy vậy, so với yêu cầu thực tế, kinh tế du lịch ở tỉnh ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng (nếu không muốn nói là yếu). Một trong những nguyên nhân là, nhận thức của người Thanh Hóa về du lịch còn đơn giản, ứng xử với văn hóa du lịch, với di tích, danh lam, thắng cảnh phục vụ du lịch chưa đúng mức, dẫn đến phá vỡ cảnh quan du lịch (ví dụ như việc xây dựng Thủy cung ở Sầm Sơn). Các địa phương có tiềm năng về du lịch chưa xây dựng được chiến lược tổng thể phát triển du lịch; việc liên kết, gắn bó giữa văn hóa với du lịch; xác định, xây dựng mặt “hàng” du lịch thế mạnh còn lúng túng. Đầu tư cho du lịch chưa được nhiều, khả năng kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp làm du lịch lớn trong và ngoài nước còn quá ít,v.v…

Để thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, từng bước đưa Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia, làm cho kinh tế du lịch trở thành động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, nhiều ý kiến đề nghị: Trước hết phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ, nhân dân về kinh tế du lịch, xóa bỏ quan niệm cũ, xem du lịch chỉ là ăn chơi, tiêu tiền, không mang lại lợi ích thiết thực, để  từ đó có thái độ và hành vi ứng xử với du lịch một cách văn hóa. Gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức với quảng bá, xúc tiến du lịch, nhằm xây dựng hình ảnh ấn tượng về du lịch tỉnh Thanh với du khách trong nước và nước ngoài; gắn các hoạt động xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại và kêu gọi thu hút đầu tư.

Cùng với tuyên tuyền, quảng bá, tỉnh cần quan tâm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, bao gồm cả cán bộ quản lý, kinh doanh; hướng dẫn viên; đội ngũ những người làm du lịch chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đây là một trong những khâu yếu nhất của tỉnh ta. Một số ý kiến đề nghị, tỉnh cần có cơ chế, chính sách đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trọng điểm du lịch quốc gia; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Quá trình đầu tư cần tôn trọng quá khứ, gắn quá khứ với hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, để kêu gọi, thu hút đầu tư, tỉnh nên sớm ban hành chính sách ưu tiên phát triển du lịch, tạo sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển du lịch; gắn việc phát triển du lịch trong vùng với du lịch toàn vùng; gắn các điểm du lịch với các khu du lịch và các tuyến du lịch. Đặc biệt, trong khi nền kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, cần có giải pháp phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch theo hướng tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế, tiết kiệm chi, ưu tiên cho đầu tư phát triển. Tranh thủ tốt sự hỗ trợ từ Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp với huy động tốt các nguồn lực từ các thành phần kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch. Hiện tại, UBND tỉnh đã có Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta triển khai phát triển ngành kinh tế du lịch. Quá trình triển khai, nên kết hợp đồng bộ các loại hình du lịch, từ du lịch nghỉ dưỡng đến du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch thể thao giải trí và đặc biệt là du lịch tâm linh. Đây là thế mạnh mà du lịch tỉnh ta còn đang bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học, biện chứng để có thể đầu tư phát triển.....      THANH HÓA

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn