Thiết kế ga tàu điện ngầm ở Hồng Kông


Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm đã được đưa vào sử dụng và rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Và tại Việt Nam chúng ta thì nó cũng dần trở thành hiện thực trong một tương lai rât gần qua việc khởi công rầm rộ tại các quận trung tâm của thành phố cũng như các hệ thống đường rail trên cao, các depot tại các quận ngoại thành,...

  Hệ thống này còn được gọi tắt là MTR ( Mass Transport Rapid) nghĩa là mạng lưới giao thông công cộng cao tốc hay còn gọi là tàu điện ngầm. Hệ thống vận chuyển công cộng này có phạm vi hoạt động rộng và tính hiệu quả cao giúp việc đi lại giữa các nơi trong thành phố và khu vực ngoại ô được dễ dàng với mức chi phí hợp lý.

{tocify} $title={Xem Nhanh Nội Dung}

  Riêng mình, do cũng đã có dịp kinh qua một số dự án thiêt kế ga tàu điện ngầm ở Hồng Kông nên cũng có một số kinh nghiệm nhất định về hệ thống này, Các bạn có thể hình dung qua một sồ hình ảnh về ga tàu điện ngầm mà Thi đã từng tham gia thiêt kế nhé.

Ga ngầm sâu dưới lòng đất


Đây là hạng mục quan trọng và phức tạp nhất của hệ thống tàu điện ngầm khi các không gian chức năng được đẩy sâu xuống dưới lòng đất và được kết nối với nhau bằng các hệ thống thang cuốn xuyên suốt thông 2- 3 tầng lầu. Ngoài ra chúng còn kết nối trực tiếp lên các không gian thương mại bên trên thành một hệ thống liên hoàn, và thuận tiện cho người dân sử dụng.

ga tàu điện ngầm
Ga tại trung tâm thường có nhiều tầng sâu dưới lòng đất và kết nối với nhau bằng thang cuốn, một số nơi còn liên thông với các trung tâm thương mại tạo thành một hệ thống service liên hoàn.

Ga nổi trên mặt đất


Đây là các hạng mục nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng thể hiện bộ mặt của hệ thống MTR, là nơi mà người sử dụng biết được vị trí thông qua logo, biển hiệu chỉ dẫn để đi xuống ga ngầm dưới lòng đât. 

vị trí lối lên măt đất từ ga ngầm
Hình ảnh vị trí lối lên măt đất từ ga ngầm dưới lòng đât


phối cảnh lối lên xuống ga tàu điện ngầm
Phương án bọc kính láy sáng cho toàn bộ mái che bên trên lối lên.

Để hình dung thực tế một lối lên xuống như thế nào, Các bạn nào ở Sài Gòn có thể chạy lên quảng trường trước nhà hát lớn thành phố hoặc tham khảo thực tế ngay ở đây: hình chụp lối lên Metro Sài Gòn

Ga đón trên cao


Ngoài các hệ thông như trên, một kiểu khác của ga metro là các ga đón nổi trên cao khi mà đường tàu metro không còn nằm sâu dưới lòng đất nữa. Lúc này chúng đã thực sự nổi trên cao và do đó các ga cũng phải nằm cao tương ứng. 

Để hình dung thực tế, các bạn có thể chạy dọc đường xa lộ Hà Nội và bắt đầu quan sát các ga nổi đang được xây dựng gần xong hiện nay.

nhà ga tàu điện nổi bên trên
Ngoài các ga chìm dưới lòng đất thì cũng đồng thời tồn tại các ga nổi bên trên mặt đất.



Phối cảnh nhà ga tàu điện nổi bên trên
Ga nổi này liên kết với cầu dẫn đi bộ để đón khách
 

Qua một số chia sẽ trên, mình hy vong các bạn biết được thêm đôi chút về hệ thống tàu điện ngầm trước khi có thể thực sự trải nghiệm và sử dung nó trong một tương lai gân đây và cũng hy vọng trong tương lai không xa Việt Nam cũng sẽ xây dựng được những hệ thống giao thông tiên tiến để hạn chế những ách tắc giao thông vẫn diễn ra hàng ngày tại thành phố như đang diễn ra hàng ngày.

  Ps: Các bạn đã đi tàu điện ngầm hay chưa, hình dung về hệ thống tàu điện ngầm như thế nào cũng như mong chờ điều gì khi hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt đông?...

1 Nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

  1. Nước khác đã có những công trình kiểu này từ rất sớm, tuy nhiên gần đầy tầng B1 nhà ga metro số 1 tuyến Bến Thành Suối tiên cũng sắp sửa hoàn thành và đưa vào sử dụng là một tin đáng mừng

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn