Thủ Thiêm sẽ thành trung tâm tài chính lớn nhất châu Á

  Tại Hội thảo bàn tròn về phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Lãnh sự quán Anh tổ chức vừa qua, ông Howard Dawber, Cố vấn chiến lược Khu tài chính Canary Wharf (London, Anh) cho rằng, nên phát triển toàn bộ Thủ Thiêm hiện tại thành trung tâm lớn nhất châu Á về dịch vụ triển lãm và tổ chức sự kiện, nhưng vẫn duy trì các chủ đề cốt lõi đã được quy hoạch của bán đảo Thủ Thiêm.  
      Về định hướng phát triển toàn bộ, ông Dawber cho rằng, Thủ Thiêm cần phải có những sản phẩm và dịch vụ riêng biệt về cảnh quan thiên nhiên, lưu trú, mua sắm, giải trí… 


Phối cảnh quy hoạch Thủ Thiêm

Ví dụ, đối với Trung tâm Tài chính Thủ Thiêm (một phần của Dự án       Khu đô thị mới Thủ Thiêm), muốn đạt tầm cỡ khu vực hay thế giới, cần sự góp mặt của ít nhất 3 nhóm doanh nghiệp. 

   Nhóm thứ nhất gồm ngân hàng, bảo hiểm, sàn giao dịch chứng khoán, các đơn vị quản lý nhà nước liên quan cùng các hãng tin tài chính quốc tế, như Reuters, Bloomberg. 
   Nhóm thứ hai gồm kế toán, kiểm toán, luật sư, các công ty quan hệ công chúng (PR), các công ty công nghệ thông tin và truyền thông.
  
Nhóm thứ ba gồm mua sắm, nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ. 
Ông Dawber cho biết, Dự án Khu tài chính Canary Wharf được Chính phủ Vương quốc Anh khởi động vào năm 1987 từ một bến tàu bỏ hoang. 
“Thủ Thiêm hiện có xuất phát điểm cao hơn Canary Wharf năm 1987, ngoại trừ vấn đề nhu cầu để phát triển”, ông Dawber nhấn mạnh. 
    Theo ông Dawber, "Thủ Thiêm có lợi thế ở trung tâm Thành phố, đã có hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất, đã có quy hoạch tổng thể, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền TP.HCM trong việc triển khai Dự án và thành phố trong tương lai sẽ là một đại đô thị toàn cầu. Nhưng hiện tại, một trong những vấn đề chính của Thủ Thiêm là thiếu nhu cầu thuê văn phòng."
     Về nguồn lực, ông Dawber cho biết, Dự án Khu tài chính Canary Wharf được thực hiện phần lớn dựa vào hợp tác công tư (PPP) và giá đất dành cho các công ty tham gia phát triển dự án là rất thấp vào thời điểm ấy. Điều này khác với giá đất không còn thấp ở Thủ Thiêm hiện nay. Vì vậy, theo ông Dawber, TP.HCM nên đưa ra giá đất thấp và khuyến cáo tìm những công ty tham gia thực hiện Dự án có khả năng theo đuổi đường dài.
      Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho rằng, ý kiến của Canary Wharf là rất thiết thực và Thành phố rất trân trọng những đóng góp này. Bà Hồng cũng lưu ý, điểm khác biệt lớn nhất trong Dự án Khu tài chính Canary Wharf và Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là Canary Wharf do tập đoàn tư nhân Canary Wharf thực hiện, còn Thủ Thiêm do Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trực thuộc UBND TP.HCM) thực hiện. Do đó, Ban Quản lý Thủ Thiêm phải nỗ lực làm việc ở mức cao nhất, cũng như phải duy trì trao đổi kinh nghiệm với Tập đoàn Canary Wharf. 
      Trước đó (tháng 2/2013), bà Hồng đã thăm Khu tài chính Canary Wharf và đã quyết định làm việc với Canary Wharf để phát triển Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 
Ông Dawber cho biết, Canary Wharf không có ý định đầu tư vào Thủ Thiêm, nhưng sẽ giúp đỡ TP.HCM với tư cách là bạn trong việc tìm kiếm những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm. 
 
* theo Tường Thụy*

Đăng nhận xét

!❄♡ Góp ý và bình luận nhanh:
✪★ Vui lòng để lại comment yêu cầu của các bạn lên khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất từ chúng tôi.
✪★ Comment hình ảnh dễ dàng bằng cách dán link ảnh hay link video trực tiếp vào khung bình luận.
✪★ Vui lòng để lại bình luận hay yêu cầu với có tên hay nick name thật của của các bạn để được hỗ trợ nhanh nhất.
✪★ Chúc các bạn có thật nhiều thành công nhé!

Mới hơn Cũ hơn